Search Our Blog

Apr 28, 2009

Có Một Câu Chuyện Tình

Có Một Câu Chuyện Tình


Một hôm, tôi dậy sớm xem hừng đông ló dạng.
Ôi, công trình Thiên Chúa đẹp không bút nào tả xiết.
Mắt ngắm nhìn, tôi ngợi khen Thiên Chúa vì kỳ công của Người.
Tôi ngồi đấy, và thấy rằng Chúa đang hiện diện.
Người hỏi tôi: “Con yêu mến Ta không?”
Tôi đáp lại:
“Lẽ tất nhiên, Lạy Chúa! Chúa là Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ con”
Và Người hỏi: “Nếu con mang khuyết tật, con còn mến ta không?”
Tôi ngỡ ngàng. Tôi nhìn xuống tay chân và toàn bộ hình hài rồi nghĩ rằng
có bao điều tôi sẽ không làm được, những điều tôi thấy là đương nhiên.
Và tôi trả lời: “Hẳn là sẽ khó, Lạy Chúa, nhưng con vẫn yêu Chúa”
Rồi Người lại hỏi: “Nếu con mù, con vẫn còn yêu các tạo vật của Ta không?”
Làm sao yêu một điều mình không thấy?
Và tôi nghĩ đến bao nhiêu người mù trên thế giới,
và biết bao người như họ vẫn yêu mến Chúa và tạo vật Người.
Thế nên tôi đáp lời: “Nghĩ như thế thật đau, nhưng con vẫn yêu Người”
Rồi Người tiếp tục hỏi: “Nếu con điếc, con còn lắng nghe Lời Ta không?”
Làm sao nghe được điều gì nếu tai mình bị điếc?
Rồi tôi chợt hiểu. Nghe Lời Chúa không chỉ bằng đôi tai, mà bằng cả tấm lòng.
Tôi trả lời: “Thật khó lòng, nhưng con vẫn yêu mến Lời Người.”
Và rồi Người lại hỏi: “Nếu con câm, con vẫn còn ca tụng Danh Ta?”
Làm sao ca hát khi mình không còn được cất tiếng?
Nhưng tôi nhận ra rằng: Chúa muốn ta vang ca lên từ trái tim và tận đáy tâm hồn.
Tiếng ca hát của ta có thế nào cũng được. Và ngợi khen Chúa không chỉ là hát ca, nhưng trong những ngày gian nan, ta vẫn ca ngợi Chúa bắng cách cảm tạ Người.
Vì thế tôi mới nói: “Dù con không thể hát, con vẫn còn ngợi ca Chúa”
Tôi nghĩ rằng mình đã trả lời hay, nhưng...
Thiên Chúa hỏi: “THẾ VÌ SAO CON PHẠM TỘI?”
Tôi trả lời: “Vì con chỉ là con người. Con chưa phải trọn lành.”
“THẾ SAO KHI YÊN ỔN CON ĐI XA TA THẾ?
SAO KHI NGUY NAN CON MỚI CẦU NGUYỆN HẾT LÒNG?”
Tôi câm miệng. Tôi chỉ còn biết khóc.
Chúa lại tiếp tục hỏi: “Sao con chỉ hát với cộng đoàn và trong buổi tĩnh tâm?
Sao con chỉ kiếm tìm Ta trong thời gian thờ phượng?
Sao con cầu xin bao nhiêu thứ chỉ vì bản thân con?
Sao con cầu xin mà thiếu lòng xác tín?
Lệ trào mi chảy xuống má của tôi.
“Sao con xấu hổ về Ta?
Sao không rao giảng cho ra Tin Mừng?
Sao khi gặp gian truân,
con khóc lóc với người khác trong khi Ta trao vai mình cho con khóc?
Sao con chối từ khi Ta cho con cơ hội phục vụ Danh Ta?”
Tôi muốn trả lời, nhưng biết nói gì đây?
“Ta ân ban cho con sự sống, không phải để con vứt bỏ.
Ta ân ban cho con tài năng để phục vụ, nhưng con vẫn quay lưng.
Ta mặc khải Lời cho con, nhưng con không thêm gì trong hiểu biết.
Ta nói khó với con, nhưng con cứ bịt tai.
Ta chúc phúc cho con, nhưng con hướng mắt nhìn nơi khác.
Ta sai tôi tớ đến với con, nhưng con ngồi yên khi họ bị đuổi xua.
Ta nghe lời con cầu và đã nhậm lời mọi điều con cầu khẩn.
“CON CÓ THỰC SỰ YÊU MẾN TA CHĂNG?”
Tôi không thể trả lời. Làm sao trả lời đây? Tôi vô cùng bối rối.
Không còn lời biện bạch. Tôi có thể nói gì đây?
Lòng kêu thét và mắt tôi đẫm lệ,
Tôi trình Người: Lạy Chúa, xin thứ tha. Con không xứng làm con của Chúa.”
Chúa đáp lời: “Ân Huệ của Cha đấy, con ơi”
Tôi bèn hỏi: “Sao Chúa vẫn tha thứ cho con? Sao lại yêu con đến thế?”
Chúa trả lời: “ Vì con là công trình Sáng Tạo của Ta.
Con là con của Ta. Ta chẳng thể nào bỏ rơi con.
Khi con khóc, Ta đồng cảm và cùng khóc với con.
Ta cùng cười với con, khi con reo vui hớn hở.
Khi con xuống tinh thần, Ta luôn khích lệ con.
Ta nâng con dậy, khi con vấp ngã,
Khi con mệt mỏi, Ta bồng bế con.
Ta sẽ ở cùng con cho đến ngày sau cùng, và sẽ yêu thương con mãi mãi.”
Chưa bao giờ tôi khóc nhiều như thế.
Làm sao tôi từng có thế sống dửng dưng?
Làm sao tôi đã xúc phạm Chúa thật nhiều?
Tôi hỏi Chúa: “Chúa thương con đến mức độ nào?”
Chúa đưa tay ra và kìa dấu đinh xuyên thủng.
Tôi gục đầu dưới chân Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ tôi,
Và lần đầu tiên trong đời, tôi nguyện cầu thực sự...

Apr 24, 2009

Chúa Nhật 3 Phục Sinh – B Lc 24,35-48 Ðức Giêsu hiện ra với các Tông Ðồ

Chúa Nhật 3 Phục Sinh – B
Lc 24,35-48
Ðức Giêsu hiện ra với các Tông Ðồ



Tin Mừng

(36) Các ông còn đang nói, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em!" (37) Các ông kính hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. (38) Nhưng Người nói: "Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? (39) Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" (40) Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. (41) Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không?" (42) Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. (43) Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
(44) Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm". (45) Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, (47) và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân của những điều này.

A.Hạt Giống…

Mục đích cuộc hiện ra lần này là giúp các môn đệ biết rằng Chúa Giêsu phục sinh vẫn hiện diện nhưng một cách khác trước. Sự hiện diện này có 3 đặc tính sau đây :
-Tuy vô hình nhưng vẫn luôn ở bên cạnh.
-Xem ra giống như « ma » : có lúc ta thấy, có lúc không thấy.
-Nhưng không phải ma . Bởi đó các môn đệ « đừng sợ », trái lại hãy « bình an ».

B.…Nẩy Mầm.

1.Chúa Giêsu không phải là nhân vật của quá khứ. Ngài đang sống ngay sát bên cạnh ta tuy giác quan ta không cảm thấy Ngài. Có lẽ từ trước tới nay, tôi chỉ tin điều này một cách « lý thuyết ». Nếu tôi thực sự tin và sống với Đấng Phục Sinh đang ở bên cạnh tôi thì cuộc đời tôi sẽ khác, và hiệu quả những hành động của tôi cũng sẽ khác rất nhiều.

2.Nhiều người coi Chúa là ma và sợ Chúa như sợ ma. Chúa không muốn vậy : Ngài muốn ta coi Ngài là một người sống, và hãy yêu thương phó thác vào Ngài.

3.Chúa nói vói họ : « Sao anh em lại hoảng hốt ? Sao còn ngờ vực trong lòng ? »
Ở đời ai cũng sợ điều gì đó. Hãy nói thật cho tôi biết bạn sợ cái gì nhất ? Còn tôi, tôi sợ cuộc sống nhất, tôi sợ tất cả những gì thuộc về cuộc sống này.
Bạn thử nghĩ xem, làm sao tôi tránh được lo sợ khi quanh tôi giá trị con người được tính bằng nhan sắc, tiền bạc, gia thế. Còn lẽ phải, sự công bằng lúc nào cũng thuộc về tay kẻ mạnh. Còn tình yêu ư ? Tất cả chỉ là trò bịp bợm, nếu không nói là giải trí bản năng. Vì sự sinh tồn, vì hưởng thụ, vì lòng tham, vì ích kỷ..con người lao vào cấu xé lẫn nhau, làm khổ nhau.
Tôi sợ mình không đủ dũng cảm để đấu tranh dành lấy công bằng. Tôi sợ mình không đủ cao thượng để hy sinh nhường đường cho kẻ khác. Tôi sợ một ngày nào đó vì sự sinh tồn tôi phải bán tất cả để tìm lấy cho mình một chỗ đứng, khi đó tôi không còn là tôi nữa… Nỗi sợ hãi làm tôi không tin vào bất cứ điều gì, tôi không tin vào tình người : tôi không tin người tốt sẽ được sống hạnh phúc.
Tôi không hiểu sống để làm gì, hiện tại tương lai đầy ấp nỗi sợ hãi. Tôi muốn thoát khỏi sự sợ hãi, tôi muốn được bình an.. và trong hoảng loạn, tôi đã nghĩ đến cái chết… tôi quên mất mình đang sống mùa phục Sinh, Phục Sinh của Đức Kitô.
Lạy Chúa, xin cho con thoát khỏi sự sợ hãi, bết can đảm vưọt qua mọi th ửthách để được lớn lên, trưởng thành trong vòng tay của Ngài.

Apr 23, 2009

Thank you

Bình an Chúa cho qua một đêm
Mái nhà, giường nệm, gối chăn êm
Còn bao nguời đó, thân lưu lạc
Không chăn chẳng nệm, ngủ qua đêm

Nhìn gương con thấy tóc bạc thêm
Tạ ơn Chúa tặng ơn triền miên
Bao người khốn khó đời lăn lóc
Vật vã tìm đuờng để sống thêm

Con còn thuốc lá, còn cà phê
Chúa ban ơn phúc, ơn tràn trề
Còn nhiều nguời mong ly nuớc lạnh
Uống cho đỡ khát, tay bớt tê

Xin tạ ơn Chúa con đi làm
Ngài cho con đó, chẳng hỏi han
Còn bao người đó đang thất nghiệp
Còn bao người nữa đang lang thang

Xe con lăn bánh ở trên đường
Tạ ơn Chúa đã khứng đoái thương
Còn bao người đó lê chân buớc
Chân trần, lê lết khắp nẻo đường

Bạn bè con đó, Chúa cho con
Ðể con tâm sự thỏa con buồn
Còn bao người đó không thân thích
Ðang đắm chìm trong cõi cô đơn

Chúa đã cho con một ngày suông
Không ngăn, chẳng trở, được thuận buồm
Còn bao kẻ đang gặp nguy khốn
Lận đận lao đao trên con đường

Chúa đã cho con ngày bình an
Cho con thoát khỏi cảnh gian nan
Còn bao người đó đang đau khổ
Bao người cô độc, không người thân

Chúa đã cho con bữa cơm chiều
Gia đình xum họp, vui bao nhiêu
Bao người đói khó không tiền bạc
Bao người bụng trống, buớc chân xiêu

Xin Tạ ơn Cha đến muôn đời
Muôn đời con vẫn tạ ơn Nguời
Lạy Chúa thân con là cát bụi
Chúa đoái thương con, Chúa ngàn đời

Trích thơ của Hoàng Long MN

Apr 22, 2009

CÙNG SUY NGHĨ VÀ CẢM NHẬN....

ENJOY AND THINK

Hãy bỏ chút thời giờ xem đoạn video clips này và suy nghĩ...
Thế giới còn biết bao người sống nghèo khổ...
Chúng ta có nên phàn nàn về những thiếu sót nhỏ nhoi trong cuộc sống của chúng ta nữa không??


Hạc giấy

Hạc giấy

Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao chân tình. Tôi biết một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.

Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà người yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.

Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.

Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, như thể thời gian không bao giờ làm đổi thay nụ cười ấy, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Vì vậy, nàng quyết định xa anh. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.

Lá thư yêu thương

Lá thư yêu thương

Khi còn bé, tôi rất say mê những câu chuyện cổ tích. Chúng theo tôi vào cả những suy nghĩ mộng mơ của tuổi mới lớn. Trong các câu chuyện thần tiên đó luôn xuất hiện những chàng hoàng tử dũng cảm, những nàng công chúa xinh đẹp với những câu chuyện tình cảm lãng mạn. Thế là tôi bắt đầu tìm kiếm cho riêng mình một chàng hoàng tử hào hoa, nghĩa hiệp như thế trong cuộc sống đời thường.

Dường như việc tìm kiếm một chàng hoàng tử hoàn hảo khó khăn gấp trăm lần việc tìm được một người bạn trai thân thiết. Với tôi, những bạn trai trong lớp đều là những cậu bé chỉ biết hứng thú với trò chơi của con nít hơn việc tỏ ra là một người hùng lãng mạn. Còn những anh học lớp trên tôi phần lớn lại quá thực tế, không chút lãng mạn.

Tôi cũng có hẹn hò một đôi lần, tuy nhiên không ai hợp với tôi cả. Lũ bạn gái vẫn thường bảo tôi kén chọn. Họ cảnh báo rằng nếu tôi cứ khó khăn như thế, thì đến khi ra trường, tôi vẫn không có được một chàng trai của riêng mình ngoài cậu bạn Jo.

Tôi và Jo làm bạn với nhau từ khi còn bé xíu, nên hiểu nhau rất rõ. Khi tôi buồn phiền hay giận dữ, khi tôi sợ hãi hay lo âu, cậu ấy luôn biết cách làm tôi an lòng. Khi tôi có chuyện buồn, đơn giản chỉ là bị điểm xấu, bị mẹ mắng hay thất vọng về những buổi hẹn hò để tìm kiếm chàng hoàng tử của mình, Jo là người lau nước mắt cho tôi, kể tôi nghe những câu chuyện cười và thế là mọi nỗi buồn biến mất. Mỗi khi tôi có chuyện vui, thì chính cậu ấy là người đầu tiên tôi chia sẻ. Chúng tôi thân nhau lắm, đến độ tình bạn ấy trở thành một phần hiển nhiên, một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Một đêm, khi đang ép mình phải ngủ, tôi bỗng nhận ra một sự thật, sự thật mà tôi sợ nhất đã xảy đến. Tôi đã yêu Jo. Tôi đã yêu người bạn thân nhất của tôi. Tôi không biết nói sao, không biết phải làm sao. Trái tim tôi như ngừng đập khi nhìn vào tấm hình hai chúng tôi đang cười đùa - tấm hình mà tôi vẫn để trên bàn học từ trước tới giờ.

Jo là người mà tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ yêu, vậy mà giờ đây trái tim tôi bỗng nói với tôi rằng điều đó là sự thật. Tôi không thể lý giải được lý do vì sao, chỉ đơn giản là trái tim tôi đã tìm thấy một nửa của mình. Tôi có nên nói với Jo điều ấy... Hay nên để mọi chuyện tự nhiên, phẳng lặng như từ trước tới giờ... Tôi ngồi bật dậy, lấy một tờ giấy và bắt đầu viết. Tôi viết cho Jo một lá thư, nhưng tôi biết mình sẽ không bao giờ đủ can đảm đưa cho cậu ấy.

Những ngày sau đó, tôi thật khổ sở khi phải giáp mặt Jo. Tôi không biết phải làm sao, nhưng không thể bình thường với cậu ấy, không thể nghịch phá cùng cậu ấy như trước được nữa. Chắc Jo cũng bất ngờ trước điều đó, vì có bao giờ tôi giấu cậu ấy điều gì đâu.

Những lúc ngồi vu vơ một mình, tôi chợt nhận ra rằng mình đang nghĩ đến Jo, đang nguệch ngoạc viết tên cậu ấy trên bàn. Những tâm sự ấy tôi giấu kín trong lòng cho đến một ngày tôi nhận được một bức thư - thư của Jo:

Casey thân, Ngay từ khi mới gặp nhau, mình biết rằng chúng ta sẽ mãi mãi là bạn tốt. Cậu đã luôn bên mình những lúc vui, lúc buồn hay cả những khi đau khổ. Chẳng bao giờ cậu để mình phải buồn, phải cô đơn một mình. Cậu chính là nguồn động viên lớn nhất của mình.

Casey à! Mình luôn nghĩ về cậu, luôn nhớ đến cậu ngay cả khi chúng ta gặp nhau. Mỗi lúc nhìn cậu cười vui, mình thật hạnh phúc biết bao. Khi nhìn cậu khóc trên vai mình, mình còn đau đớn hơn chính bản thân cậu nữa. Hình ảnh về cậu luôn giúp mình hoàn thiện bản thân, nhắc nhở mình phải thật xứng đáng để luôn là niềm tin và là chỗ dựa tinh thần của cậu. Mình thật chẳng biết phải diễn tả tất cả như thế nào, nhưng mình biết rằng trái tim không bao giờ nói dối, và trái tim mình đang nói rằng - mình rất... yêu cậu.

Hơn cả người bạn thân nhất của cậu, Jo

Đọc xong lá thư của Jo, tôi cười trong hạnh phúc mà nước mắt tuôn rơi bởi những gì Jo viết cũng là những gì tôi viết cho cậu ấy mấy đêm trước đây. Tình yêu đã đến với tôi như thế, bằng một cách không ngờ nhất và với một người không ngờ nhất. Chẳng cần phải tìm kiếm ở đâu xa xôi, bạn hãy nhìn xung quanh mình xem, biết đâu bạn sẽ nhận ra một tình yêu hằng mong đợi đang ở ngay bên cạnh mình đấy.

Apr 20, 2009

Hiện tại là món quà của cuộc sống

Hãy tưởng tượng có một ngân hàng ghi vào tài khoản của bạn 86400 đô la mỗi sáng. Tuy nhiên, phần sai ngạch của ngày này không được chuyển sang ngày khác. Mỗi đêm ngân hàng sẽ xóa hết phần bạn chưa dùng hết trong ngày.Bạn sẽ làm gì? Dĩ nhiên là tận dụng từng đồng, đúng không ?Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như thế, đó chính là Thời Gian. Mỗi sáng nó ghi vào tài khoản của bạn 86400 giây. Khi đêm về, nó xóa hết phần thời gian bạn chưa kịp đầu tư vào việc có ích. Ngân hàng này không chuyển bất cứ khoản sai ngạch nào còn lại trong này và cũng không cho bạn chi trội.Mỗi ngày bạn nhận được một tài khoản mới. Cứ đêm về phần dư lại trong ngày sẽ bị xóa. Nếu bạn không tận dụng được khoản gởi đó, người thiệt thòi chính là bạn. Không thể quay lại quá khứ, cũng không thể cưỡng lại “ngày mai”. Bạn phải sống trong hiện tại chỉ bằng khoản đã được gởi của chính ngày hôm nay. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian của từng ngày một cách khôn ngoan để làm lợi nhiều nhất cho sức khỏe, hạnh phúc, và sự thành đạt của chính bản thân bạn.Đồng hồ vẫn đều đều gõ nhịp, bạn hãy tận dụng ngày hôm nay.Để hiểu được giá trị của một năm, hãy hỏi một học sinh vừa thi rớt.Để hiểu được giá trị của một tháng, hãy hỏi một bà mẹ sinh non.Để hiểu được giá trị của một tuần, hãy hỏi tổng biên tập của một tờ tuần báo.Để hiểu được giá trị của một giờ, hãy hỏi người yêu nhau đang mong chờ được gặp mặt nhau.Để hiểu được giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa trễ tàu.Để hiểu được giá trị của một giây, hãy hỏi một người vừa thoát hiểm trong gang tấc.Để hiểu giá trị của một nghìn giây, hãy hỏi chủ nhân của một chiếc huy chương Thế Vận Hội.Hãy biết trân trọng mỗi phút giây bạn đang có trong tay! Và cần phải trân trọng nó hơn nữa khi bạn sẻ chia thời gian với một ai đó đặc biệt, đặc biệt đến mức bạn phải dành thời gian của mình cho người ấy.Hãy nhớ rằng thời gian thì không chờ đợi ai cả.Bạn bè thực sự là tài sản hết sức quý báu của bạn. Họ đem lại nụ cười cho bạn, động viên bạn vươn đến thành công. Họ lắng nghe lời bạn nói, cho bạn một lời khen tặng, và nhất là họ muốn thổ lộ tâm tình với bạn.Hãy thể hiện cho họ thấy bạn quan tâm tới họ đến nhường nào.Hãy gửi thông điệp này đến bạn mình.Nếu bạn cũng nhận được một thông điệp như thế từ người khác thì bạn biết rằng mình đã có một vòng tròn tình bạn.Ngày hôm qua là quá khứNgày mai là một điều bí ẩnCòn hôm nay là một món quàChính vì vậy mà người ta vẫn gọiHiện tại là món quà của cuộc sống!

Apr 18, 2009

Chúa Nhật 2 Phục Sinh:CHÚA NHẬT “LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”

CHÚA NHẬT “LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”


Tin Mừng :

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an!" (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông:
"Chúc anh em được bình an!
như Chúa Cha đã sai Thầy,
thì Thầy cũng sai anh em".
(22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo:
"Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.
(23) Anh em tha tội cho ai,
thì người ấy được tha;
anh em cầm giữ ai,
thì người ấy bị cầm giữ".
(24) Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. (25) các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nêu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin". (26) Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an" (27) Rồi Người bảo Tôma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin". (28) Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" (29) Ðức Giêsu bảo:
"Vì đã thấy Thầy, nên anh tin.
Phúc thay những người không thấy mà tin!"
(30) Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.

A.Hạt Giống…

Hai lần hiện ra cách nhau 8 ngày này nhằm những mục tiêu sau :

1.Chúa Giêsu nâng đức tin của các môn đệ lên một bậc : từ mức độ thấp là tin dựa vào bằng chứng mà giác quan kiểm nghiệm được (câu 20 : « Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài » ; câu 25 , Tôma đòi điều kiện « nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài…) lên mức độ cao là tin chỉ vì nghe bởi mình đã an tâm về uy tín của người nói cho mình nghe (câu 29 : « Phúc cho những ai không thấy mà tin »).

2.Chúa Giêsu ban bình an cho các môn đệ để rồi các ông lại ban bình an cho người khác qua việc tha tội. Sự bình an này là hoa trái của Thánh Thần, và đặt nền tảng trên việc tin vào Chúa Giêsu phục sinh.

B.…Nẩy Mầm.

1.Một cuộc đối thoại giữa hai ngưòi yêu nhau :
-Em có bằng lòng lấy anh không ?
-Bằng lòng.
-Chúngh ta chỉ mới quen nhau mấy tháng. Em chỉ nghe anh nói thôi chứ chưa có dịp « kiểm tra » lý lịch và quá khứ của anh. Sao em tin anh thế ?
-Vì em yêu anh !
Tình yêu hỗ trợ cho niềm tin.

2.Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tâm trước mọi thử thách. Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm đến, hi vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. Bà hỏi :
-Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn lao ?
-Ồ không, tôi không phải là ngưòi có đức tin lớn lao, mà chỉ là ngưòi có đức tin nhỏ bé đặt vào một THiên Chúa lớn lao. (Góp nhặt).

3.« Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng tin ».
« Xoảng… " Cái bình vỡ. « Hư quá ! Mẹ đã bảo rồi ». Không phải một lần nhưng nhiều lần xảy ra như thế. Mặc dù đã được mẹ báo trước, nhưng tôi vẫn cứ muốn thử xem sao.
Lớn lên, tôi hiểu biết nhiều hơn nhưng cũng đa nghi hơn. Cái gì hơi khác thường là tôi đòi phải có bằng chứng rõ ràng. Với một công thức mới chư ađược chứng minh, tôi không tài nào nhớ được. Và đôi khi, trong những giây phút trao lòng, tôi cũng đã hỏi « không biết Chúa có thật không ? ».
Cuộc sống càng phát triển, dường như con người chỉ muốn tin vào những cái có thể đong, đo , cân , đếm được mà thôi
Nhưng thước đo nào đủ cho chiều cao Thập Tự. Cán cân nào đủ đo Tình Yêu của Người.
Lạy Chúa, xin cho con biết vững tin vào tình yêu Cứu Độ.

Apr 17, 2009

Bible "Kinh Thánh"


  • Ever wonder what would happen if we treated our Bible like we treat our cell phone?
  • Có bao giờ bạn tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đối xử Kinh Thánh như đối với điện thoại di động của chúng ta không?
  • What if we carried it around in our purses or pockets?
  • Nếu chúng ta thường mang theo nó trong túi xách hay trong túi áo thì sao?
  • What if we flipped through it several times a day?
  • Nếu chúng ta mở nhiều trang và đọc nhiều lần trong ngày thì sao?
  • What if we turned back to go get it if we forgot it?
  • Nếu khi chúng ta quên, chúng ta có quay lại lấy nó không?
  • What if we used it to receive messages from the text?
  • Nếu chúng ta thường dùng nó để nhận những tin nhắn thì sao?
  • What if we treated it like we couldn't live without it?
  • Nếu chúng ta cư xử với nó như chúng ta sống mà không thể thiếu nó thì sao?
  • What if we gave it to kids as gifts?
  • Nếu chúng ta tặng nó cho những đứa trẻ như những món quà thì sao?
  • What if we used it when we traveled?
  • Nếu chúng ta thường dùng đến nó khi đi du lịch thì sao?
  • What if we used it in case of emergency?
  • Nếu chúng ta dùng đến nó trong các trường hợp khẩn cấp thì sao?
  • This is something to make you go....hmm....where is my Bible?
  • Đó là một vài điều làm bạn phải suy nghĩ …hmm…Kinh thánh của tôi ở đâu không?
  • Oh, and one more thing.
  • Oh, Thêm một điều nữa là.
  • Unlike our cell phone, we don't have to worry about our Bible being disconnected because Jesus already paid the bill.
  • Không giống như điện thoại di động, chúng ta không cần phải lo lắng là Kinh thánh của chúng ta bị mất kết nối bởi vì Giêsu đã thanh toán hóa đơn rồi.
  • Makes you stop and think 'where are my priorities? And no dropped calls!’
  • Hãy dừng lại và suy nghĩ “Đâu là những ưu tiên của mình? Và không bỏ lỡ những cuộc gọi!”
  • Question: DO WHAT YOU THINK GOD WOULD WANT YOU TO DO WITH THIS MESSAGE?
  • Bạn có suy nghĩ gì khi Chúa muốn bạn làm qua bài đọc này?
  • Answer: Trust in the Lord and *ASAP (Always Say A Prayer)
  • Hãy tin tưởng vào Thiên chúa và luôn luôn cầu nguyện
  • Have a blessed and wonderful day!
  • Chúc hạnh phúc và một ngày tuyệt vời

Trung Nguyen

Apr 14, 2009

Đôi điều về cái chết của Chúa Giêsu




CÁI CHẾT (KHOA HỌC) CỦA ĐỨC GIÊSU
  • Vào lúc được 33 tuổi, Đức Giêsu bị kết án tử hình. Vào thời ấy, đây là cái chết “tồi tệ” nhất. Chỉ những tên tội phạm tồi tệ nhất mới có thể phải chết như Đức Giêsu.
  • Còn với Đức Giêsu, mọi chuyện đều là tồi tệ nhất, bởi vì không phải mọi tên tội phạm bị kết án tử hình đều bị đóng đinh vào tay chân.
  • Đúng vậy, đóng đinh...Những chiếc đinh to! Mỗi chiếc dài từ 15 đến 20 cm, với một đầu 6 cm, đầu kia nhọn.
  • Đinh được đóng vào cườm tay, chứ không đóng vào lòng bàn tay, như chúng ta vẫn được nghe kể. Tại cườm tay, có một đường gân chạy lên tới vai, và khi đinh được đóng vào, cái gân ấy bị đứt, bó buộc Đức Giêsu phải gồng mọi cơ lưng lên, để có thể thở, bởi vì phổi đang thiếu khí.
  • Như thế, Người buộc phải tựa vào chiếc đinh đóng nơi bàn chân, chiếc đinh này to hơn đinh đóng nơi cườm tay, bởi vì cả hai bàn chân được đóng chồng lên nhau. Và bởi vì hai bàn chân Người không thể chịu mãi được cái thế như vậy mà không bị toác ra, Đức Giêsu bị buộc phải luân phiên làm “chu kỳ” gồng mình lên để thở.
    Đức Giêsu đã chịu tình cảnh này hơn 3 giờ.
  • Vâng, hơn 3 giờ! Quá dài, phải không ạ? Vài phút trước khi tắt thở, Đức Giêsu không chảy máu nữa.
    Chỉ còn nước ứa ra từ những vết rách và lỗ đinh.
  • Khi chúng ta tưởng tượng ra Người bị hành hình, chúng ta chỉ phác họa ra Người với những vết thương, nhưng như thế không đủ; các vết thương của Người đúng là những lỗ thủng ở trên thân thể Người.
  • Người không còn máu để chảy ra nữa, Người chỉ còn nước để ứa ra thôi.
  • Thân thể con người gồm có khoảng hơn 3,5 lít máu (người lớn). Đức Giêsu đã đổ ra hết 3,5 lít máu; Người có ba chiếc đinh đóng vào thân thể; một vòng gai trên đầu, và hơn tất cả mọi điều đó, có một người lính Rôma đã cắm một lưỡi giáo vào ngực Người.
  • Đó là chưa nhắc đến sự sỉ nhục Người phải trải qua sau khi vác thập giá đi khoảng 2 cây số, trong khi đám đông khạc nhổ vào mặt và ném đá Người (thập giá nặng khoảng 30 ký, mà đó chỉ là phần trên cao, nơi tay Người bị đóng đinh).
  • Đức Giêsu đã trải qua tất cả kinh nghiệm này, để bạn có thể thong dong đến với Thiên Chúa.
  • Để tội lỗi của bạn được “rửa sạch". Tất cả mọi tội lỗi! Xin bạn đừng quên hoàn cảnh này.
  • NGƯỜI ĐÃ CHẾT VÌ BẠN!

Trung Nguyen

Apr 13, 2009

Obituaries - Đây là tấm thiệp về Phục Sinh hay nhất đã được viết

Trung tạm dịch:
Bản thông cáo về cái chết của Chúa Jesus tại Jerusalem.
Jesus Christ, 33 tuổi ở Nazareth. Đã chết vào ngày thứ sáu trên núi Calvary hay còn được biết đến với tên là Golgotha hay còn gọi là núi sọ. Bởi vì sự phản bội của tông đồ Juda mà Chúa Jesu đã bị người Roma đóng đinh vào cây thập giá theo luật lệ của người Do thái. Nguyên nhân cái chết là do bị kiệt sức khi bị treo trên thập giá, mất quá nhiều máu và do các hình thức tra tấn khốc liệt dã man.
Jesus là hậu duệ của Abraham, một thành viên của nhà David. Là con của bác thợ mộc Giuse và bà Maria là người được tuyển chọn làm mẹ Người ở Nazareth. Jesus đã được sinh ra ở Bethlehem thành Judea. Chúa Jesus đã sống cùng với mẹ Maria, các tông đồ, một số các môn đệ và những người đi theo Người.
Jesus đã tự học và đi rao giảng khi Người trưởng thành. Người cũng còn được biết đến qua việc cứu chữa những bệnh nhân cũng như giảng dạy cho họ những điều hay lẽ phải, chữa lành nhiều bệnh tật, giúp đỡ người cô thế neo đơn, cho kẻ đói ăn và giúp đỡ những người nghèo khổ mãi cho đến khi Người chịu chết.
Jesus đã nhắn nhủ chúng ta về nước trời qua các câu chuyện ngụ ngôn và thực hiện nhiều phép lạ như cho trên 5000 người ăn chỉ với 5 ổ bánh mì và 2 con cá và làm cho sáng mắt một người bị mù bẩm sinh. Một ngày trước khi Người chịu chết, Người đã tổ chức một bữa tiệc "Vượt qua" đó cũng là bữa ăn tối cuối cùng. Tại đây Người đã báo trước cho các tông đồ về cái chết của Người.
Thi thể của Người đã được an táng trong một hang đá, hang đá này là của Giuse ở Arimathea là một người bạn trung nghĩa với gia đình Chúa Jesus dâng tặng. Theo luật người Do thái một tảng đá lớn đã được lăn đến chắn trước ngôi mộ. Một số lính người Roma cũng được phân công cánh gác tại đó.
Thay mặt cho những người đi theo Người, gia đình đã gửi đến thông điệp "Hãy sống như Chúa Jesus đã sống". Thật sự ơn cứu độ sẽ được gửi đến tất cả mọi người.
Chúc tất cả các bạn một mùa Phục sinh an lành và hạnh phúc.

Chuá Nhật Phục Sinh: Ngôi Mộ Trống

Chuá Nhật Phục Sinh – B
Ga 20, 1-9
Ngôi Mộ Trống


Tin Mừng :
(1) Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. (2) Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu?.
(3) Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. (4) Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. (5) Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. (6) Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, (7) và khăn che đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. (8) Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. (9) Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Ðức Giêsu phải chổi dậy từ cõi chết.

A.Hạt Giống …

Bằng cách viết rất xúc tích với những ý tưởng sâu sắc chứa đựng trong những chi tiết được lựachọn rất kỹ, Thánh Gioan muốn mô tả hành trình Đức Tin của 3 nhân vật trong bài tường thuật này : Maria Madalêna, Phêrô và « người môn đệ kia » (tức tông đồ Giaon).
-Khi ấy là sáng sớm khi trời còn tối » : họ vẫn còn ở trong đêm tối chưa hiểu được mầu nhiệm Chúa Giêsu, nhưng đã là lúc sáng sớm rồi, bình minh sắp toả sáng.
-« Chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu » : « địa chỉ » của Chúa Giêsu là một điều được Tin Mừng Gioan lưu ý nhiều lần. Ngay từ đầu quyển Tin Mừng, hai môn đệ đầu tiên đã hỏi « Thưa Thầy, Thầy ở đâu ? » (1,38). Đến phần cuối quyển Tin Mừng, câu hỏi « Thầy ở đâu » lại được lập lại. Các m-n đệ Chúa Giêsu luôn muốn biết « địa chỉ » của Ngài.
-Cả ba nhân vật trong chuyện đều « chạy » : Mađalêna chạy tìm ông Simon Phêrô, ông này cùng với Gioan « cùng chạy nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn ». Họ « chạy » để làm chi ? Để tìm đến « địa chỉ » Chúa Giêsu. Đây là cuộc hành trình của Đức Tin.
-Thiên Chúa đã đặt sẵn những dấu chỉ giúp họ tìm, đó là ngôi mộ trống, những khăn vải liệm còn đó được xếp lại gọn gàng, và những lời tiên báo của Thánh Kinh. Nhưng chỉ một mình « môn đệ kia » đã đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ ấy nên đã « thấy và đã tin ». Giaon tìm được « địa chỉ » của CHúa Giêsu. Thực ra nhiều lần Chúa Giêsu đã ám chỉ đến « địa chỉ » này (Thầy về cùng Cha Thầy » (Ga 7, 33-34 8,21 13,33) nhưng các môn đệ vẫn chưa hiểu. Hôm nay Giaon đã hiểu : Chúa Giêsu đã sống lại và về cùng Thiên Chúa.

B.…Nẩy Mầm.

1.Khi mọi sự quanh tôi hầu như tối đen và chỉ có một tia sáng hy vọng le lói thì ta làm gì : đứng đó mà than khóc, hay nhanh chân chạy tới nguồn sáng ?

2.Thế giới hôm nay cũng giống như một màn đêm tăm tối : Nhiều người không có đức tin, không hy vọng, không yêu thương. Thế nhưng không hẳn đen tối hoàn toàn, vẫn còn một vài tia sáng của đức tin của hy vọng và của yêu thương. Hãy lạc quan nhận ra những tia sáng đó và hãy khuyến khích mọi người cùng chạy tới.

3.Đoạn Tin Mừng này đã được cải biến thành một vở tuồng do nhóm học sinh công giáo trình diễn. Vở tuồng như sau :
-Một học sinh chạy tới hỏi một nhóm bạn học sinh khác : « Chúa Giêsu đâu rồi ? Ai đã đem Chúa Giêsu đi đâu rồi ? ». Mọi người ngơ ngác, sau đó ai nấy đều lần lượt trả lời « Tôi không có ! Tôi không biết ! ». Rồi cả nhóm cặm cụi tìm kiếm trong và quanh ngôi mộ của Ngài.
-Từ một góc sân khấu, một học sinh lên tiếng : « Đừng tìm ở đó vô ích. Chúa Giêsu đang ở với mẹ tôi ở nhà tôi đấy. Mỗi khi tôi giúp mẹ tôi một tay thì khuôn mặt rạng rỡ của Chúa Giêsu hiện lên trong nụ cười của mẹ ».
-Từ một góc khác, một học sinh khác cũng lên tiếng : « Chúa Giêsu đang ở trong nhà thờ ấy. Mỗi khi tôi dự lễ, tôi được nghe Ngài nói trong Tin Mừng và được ấp ủ Ngài trong lòng lúc rước lễ ».
-Từ góc thứ ba, học sinh thứ ba tiếp lời : « Chúa Giêsu ở trong lớp học. Mỗi khi tôi giúp chỉ bài cho một bạn chưa hiểu là tôi gặp Ngài »
-Phía dưới sân khấu, nhiều khán giả dần dần cũng bị cuốn hút, mỗi người chỉ ra địa chỉ của Chúa Giêsu phục sinh mà họ khám phá được…(Trích báo Our Family, Lent 1997, Canada).

4.Trước vành móng ngựa, bị can đã tự thú tất cả mọi tội lỗi của mình. Cuộc sống đã không cho phép anh dìm mình mãi trong tội lỗi nữa. Tôi, cũng không thể dửng dưng với cuộc sống còn đầy những ganh ghét và đố kỵ của mình. Chẳng lẽ khi cùng đường bí lối tôi mới dám đối diện với sự thật của chính mình, mới chỗi dậy mà về cùng Cha sao ?
Tôi như người ngủ mê cần chỗi dậy để được thấy vinh quang phục sinh của Người.
Lạy Chúa, xin chiếu toả vinh quang Chúa trên chúng con.

Apr 8, 2009

Ðêm Vọng Nhật Phục: TỘI HỒNG PHÚC

Ðêm Vọng Nhật Phục
TỘI HỒNG PHÚC


“Ôi! Tội hồng phúc. Vì đã đáng được Ðấng Cứu Chuộc cao sang như thế!” Con cái Adong “đã đáng được Ðấng Cứu Chuộc cao sang” từ trời hạ mình xuống, mang lấy thân phận xác phàm, sống kiếp con người và chịu chết đền thay tội lỗi. Ðiều xem ra như bất hạnh lại trở thành niềm vui mừng, hạnh phúc nhờ sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu.


Trong đêm mà Giáo Hội gọi là “đêm thật hồng phúc, đêm phối hợp trời đất với nhau, đêm phối hợp Thiên Chúa với loài người”, đã mở ra cho tất cả những ai tin nhận Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Chuộc một cái nhìn mới về giá trị cuộc sống, giá trị của kiếp người được gói gọn trong ơn gọi làm con Thiên Chúa. Chỉ có những ai có niềm tin này mới cảm nhận được thế nào là niềm vui, thế nào là sự giải thoát do cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu đem lại.

Mang tiếng khóc chào đời. Lớn lên với thân phận mỏng dòn theo dòng định mệnh sinh lão, bệnh, tử. Ngày qua ngày, kiếp sống này còn phải đối đầu với trăm ngàn khó khăn, thử thách. Thử thách đến từ những thiên tai như bão lụt, động đất, sóng thần, hỏa hoạn. Thử thách do lòng dạ ác hiểm của con người như chiến tranh, bạo loạn, khủng bố, chém giết. Và thử thách gây ra do chính mình như kiêu căng, tự phụ, dục vọng, cờ bạc, rượu chè, tham lam và ích kỷ. Giá trị một mạng người nhiều khi không bằng một con vật! Nhưng đau khổ nhất vẫn là sau những ngày lang thang trên mặt đất, lại bị loại ra ngoài Thiên Ðàng, quê hương hạnh phúc với Ðấng yêu thương họ, nơi mà nhẽ ra họ đáng được hưởng sau chuỗi ngày dong duổi trên dương thế.

Tội lỗi. Bắt đầu từ đây mà thân phận yếu hèn, bệnh tật, khuyết điểm, và cả sự chết được lý giải. Do tội lỗi mà chiến tranh, bạo loạn, chém giết, hận thù, chia ly, đói khổ, tranh giành, thanh toán lẫn nhau đã xuất hiện trong sinh hoạt thường ngày của xã hội con người. Nhưng nhất là tội đã cắt đứt mối giao tình giữa Thiên Chúa và con người, giữa Ðấng Tạo Hóa và loài thụ tạo. Chính tội đã đem con người xa lìa tình yêu của Thiên Chúa. Chính tội đã chỉ cho con người biết mình “trần truồng” trước mặt Thiên Chúa, và đã làm cho con người không còn đơn sơ, trong trắng trước mặt Ngài. Hơn thế nữa, tội đã đặt con người vào sự kiềm chế và thống trị của Satan, của Hỏa Ngục. Mà sự thống trị của Satan chính là sự thống trị của dục vọng, của tham lam, của kiêu căng, tự phụ, của hận thù, của chém giết, và của chết chóc. Satan sẽ tìm mọi cách để tách biệt con người khỏi vòng tay yêu thương của Thiên Chúa một khi con người đã bị nó thống trị.

Do đó, “nếu không được cứu chuộc, chúng ta sinh ra nào có ích gì?” Con người làm gì nơi dương thế, và sẽ đi về đâu? Câu hỏi đã làm ray rứt bao tâm hồn, nhưng lại là câu hỏi mà con người không ai có thể trả lời một cách thỏa đáng. Nhưng vì “lòng Chúa thương yêu không thể đo lường được; để cứu chuộc người tôi tớ, Chúa đã nộp chính Con mình”, mà nay chúng ta được giao hòa với Người, và trở thành con cái của Người. Ðây là câu trả lời ý nghĩa nhất, chính xác nhất về sự xuất hiện của con người trên trái đất, cũng như mục đích và tương lai của nó. Thật vậy, chỉ vì tình Chúa yêu thương không thể đo lường được mà con người có mặt trên trái đất. Cuộc sống con người, do đó, là một hành trình về miền đất hứa. Và tương lai con người là một cuộc sống trường sinh bên Ðấng yêu thương mình bằng một tình yêu đã đưa mình từ hư không trở thành hiện hữu.


Tất cả vẻ huy hoàng, thánh thiện và vui mừng của Ðêm Thánh Phục Sinh là ở chỗ tội Tổ Tông là một trọng tội, tội đã làm mất đi liên hệ cha con, cắt đứt mối giao hảo giữa Thiên Chúa và con người, đặt con người vào thành phần đối lập với Ngài, nhưng nhờ vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, tội ấy đã được đền trả và bị xóa tan. “Ðêm làm cho các người tin Chúa Kitô ngày nay trên khắp vũ trụ thoát khỏi nết xấu thế gian và bóng tối tội lỗi, đưa họ về ơn Chúa và cho họ thông dự vào sự thánh thiện”.

Trong đêm cực thánh. Ðêm Con Chúa sống lại từ cõi chết, chiếu tỏa ánh sáng chan hòa trên những tâm hồn tin theo Chúa Kitô, chúng ta hãy cùng với Giáo Hội vui mừng ca lên: “Ôi! Tội hồng phúc. Vì đã đáng được Ðấng Cứu Chuộc cao sang như thế!” Ca lên lời ca biết ơn Ðấng đã cứu mình khỏi tội, Ðấng đã ban lại cho những ai tin nhận quyền làm con Thiên Chúa. Trên Thiên Ðàng thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Mađalêna, thánh Augustine và những vị đã có một quá khứ tội lỗi sẽ cảm động biết bao khi nghe những lời ca đầy gợi nhớ của Ðêm Thánh Phục Sinh này. Các ngài hẳn là sẽ yêu mến và biết ơn Ðấng Cứu Thế cao sang đã giải thoát mình và đã đem mình vào tình yêu Thiên Chúa biết bao. Phần chúng ta, những tội nhân của Thiên Chúa, chúng ta sẽ nghĩ gì và sống như thế nào để những lời này cũng mang một âm hưởng thánh thiện cho cuộc đời trần thế, và để sau này trên nơi vĩnh hằng, chúng ta sẽ cùng với các thần thánh đời đời ca ngợi tình yêu vô biên của Thiên Chúa, Ðấng đã đưa chúng ta về ơn Chúa và cho chúng ta thông dự vào sứ thánh thiện nhờ sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.

“Ôi! Tội hồng phúc. Vì đã đáng được Ðấng Cứu Chuộc cao sang như thế!”

Thứ Sáu Tuần Thánh: THÁNH GIÁ CUỘC ÐỜI

Thứ Sáu Tuần Thánh
THÁNH GIÁ CUỘC ÐỜI


Ðối với những ai tin nhận Chúa Giêsu Kitô và sống với niềm tin ấy, thì hai chữ sau đây xem ra rất tương phản với những gì mà họ vẫn thường nghe nói về Ðấng mà họ gọi là Thiên Chúa Tình Yêu và giáo lý yêu thương của Ngài. Hai tiếng ấy là: Thánh giá.

Thật vậy, những đau khổ, thử thách, và đắng đót cuộc đời đã khiến con người nhiều khi phải băn khoăn tự hỏi: “Tại sao tôi khổ quá như thế này?” Riêng với những ai theo triết lý sống của Phật Giáo thì đời không chỉ là khổ mà còn là một “bể khổ”. Nhiều người vì quá thất vọng, quá đau khổ nên phải tìm giải thoát bằng cái chết.

Ðau khổ và sự chết đã có mặt trên trái đất. Nó đi liền với thân phận và kiếp người, nhưng con người không nên quên rằng bên cạnh đó còn có sự hiện diện của Tình Thương Thiên Chúa. Chính ở điểm này mà những đau khổ, những thử thách và vất vả của con người mang một ý nghĩa mới, ý nghĩa cứu độ vì chúng được liên kết với những đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày Giáo Hội kỷ niệm trọng thể biến cố này, và cây thập giá được dùng làm biểu tượng cho tình yêu cao trọng đó. Như vậy, thập giá luôn luôn có mặt trên hành trình đức tin của một Kitô hữu. Và đó cũng là mầu nhiệm cuộc sống này, và là điều mà chúng ta vẫn thường thấy xẩy ra cho bất cứ ai muốn theo con đường Chúa Giêsu đã đi và muốn làm môn đệ Ngài. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi đó đây là Mầu Nhiệm Ðau Khổ.

Mỗi lần viếng Ðàng Thánh Giá, và mỗi lần suy ngắm về Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu, thì mầu nhiệm đau khổ phải chăng lại thôi thúc và sống lại trong ta? Nó như nhắc nhở ta về giá trị thật của cuộc đời và những đau khổ mình phải chịu. Ðặc biệt, nếu để tâm suy ngắm và cầu nguyện, nó sẽ giúp ta khám phá mỗi ngày một hơn vẻ đẹp, sức hấp dẫn, và giá trị của thập giá.
Con đường thập giá Chúa đã đi qua từ dinh Philatô đến Núi Sọ, cũng chính là con đường thập giá mà mỗi người chúng ta sẽ phải trải qua từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến ngày nằm yên trong nấm mồ. Nó phản ảnh những gì mà Chúa Giêsu đã nói trước về hành trình của những kẻ sẽ theo Ngài: “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Mát-thêu 16:24).

Cũng như Chúa Giêsu bị xử một cách bất công và oan uổng, rất nhiều lần trong đời sống, chúng ta cũng bị người này, người khác cáo gian, bỏ vạ, và kết án bất công. Trong nhiều trường hợp, những khó khăn, thử thách đã trở thành thánh giá mà chúng ta phải mang vác. Nhiều khi vì tính yếu đuối, vì thiếu lòng sốt sắng, đạo đức, chúng ta đã vấp ngã. Nhưng cũng nhiều lần chúng ta vì cố tình để đam mê và dục vọng khống chế, chúng ta đã để mình bị cám dỗ đè bẹp. Sức nặng ấy chính Chúa Giêsu đã mang vác lấy cho chúng ta và đã quỵ ngã ba lần trên đường lên Núi Sọ.

Tuy nhiên trên đường đời, và trong những chặng đường thánh giá, Chúa vẫn gửi đến cho chúng ta những niềm an ủi mà không để phải thất vọng. Như Chúa xưa đã được Mẹ Maria, Ông Simêon, Bà Veronica khuyến khích, chia sẻ trên đường thập giá, Ngài cũng cho chúng ta những niềm vui, và an ủi tâm hồn, đó là những lúc chúng ta được khỏe mạnh, may mắn, thành công. Những lúc chúng ta được cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em và bạn hữu yêu thương, quý mến. Nhưng nhất là những giây phút chúng ta cảm nhận được sự yêu thương, hiện hũu và bình an của Thiên Chúa. Trong những lúc như vậy, Ngài cũng bảo chúng ta phải chia sẻ với những anh chị em đang gặp thử thách, như chính Ngài đã dừng lại để an ủi những phụ nữ Giêrusalem đang khóc thương Ngài.

Tuy nhiên, trong những đau thương và thử thách nhiều khi quá lớn lao xảy đến cho ta do sự tàn ác của lòng dạ con người đến độ đã bóc lột chúng ta trần truồng, khiến niềm tin chúng ta bị chao đảo. Trong những lúc như vậy, chúng ta cần phải nhìn lên Chúa đang bị lý hình lột trần truồng trước khi xô Ngài ngã xuống trên thập giá. Ngài đã đau đớn, tủi hổ biết bao vì tội lỗi của chúng ta và của nhân loại.

Chúa bị đóng đinh vào thập giá. Những chiếc đinh dài và nhọn đã ghim vào chân tay và giữ chặt Ngài trên thập giá. Nhiều lúc và nhiều trường hợp chúng ta cũng cảm thấy như mình hoàn toàn bị chôn bám, bị ghim cứng vào những thử thách đến thất vọng, hốt hoảng, và phải chiến đấu đến nghiệt ngã để mình khỏi bị rơi vào những cám dỗ. Trong những lúc như vậy, chúng ta hãy nhìn lên Chúa và suy ngắm về việc Ngài cũng đã bị ghim cứng trên thập giá vì yêu thương chúng ta.

Chúa đã chết trên thập giá. Ðây là hình ảnh cái chết tâm linh và tâm lý của chúng ta. Nhiều lần chúng ta cũng tưởng như mình đã chết. Ðó là những lúc thiếu vắng tình thương, không được ai nâng đỡ. Bị nghiền nát trong những đau đớn của bệnh tật, khó nghèo, dốt nát, và bị đời lãng quên. Ðôi lúc tưởng chừng như chính Chúa cũng quên không nhớ đến chúng ta. Những lúc mà chúng ta cho rằng sống cũng như chết vậy!!!

Chúa đã cho đi đến giọt máu cuối cùng, và còn lại tấm thân tàn tạ sau khi chết Ngài cũng trao phó cho chúng ta để rồi bị chôn trong mồ đá. Cuộc đời chúng ta nhiều khi thật sự cảm thấy vô nghĩa và vô vọng. Dù đã cố gắng rất nhiều, chúng ta thấy mình không làm được gì, không có được gì. Cuộc đời là một màu đen tăm tối. Chúng ta cảm thấy mình chỉ là đồ vô dụng, thừa thãi.

Nhưng rồi kìa! Chúa đã phục sinh và ra khỏi mồ. Mầu nhiệm thập giá nay được quanh vinh và hiển lộ khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết. Những câu hỏi về đau khổ, bất công, nghèo đói, bệnh tật, bị chà đạp, và ngay cả sự chết nay đã có câu trả lời như Giáo Hội đã hát lên trong khi suy ngắm những chặng đàng Thánh Giá trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh: “Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô. Vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ”.

Chúa đã dùng thánh giá mà chuộc tội thiên hạ Như vậy, nếu những đau khổ có xẩy đến và những thử thách có làm ta kinh hãi, thất đảm thì hình ảnh mà ta cần có để nhắc nhớ mình, chính là 14 chặng đàng thánh giá, đặc biệt, khi Chúa Giêsu chịu chết treo trên thập giá. Thử hỏi còn tình yêu nào cao cả hơn tình người thí mạng sống vì người mình yêu? Chúa đã nói và đã làm điều này.

Thập giá cuộc đời hay những đau khổ, thử thách cuộc đời. Nhiều khi ta nhìn những thập giá ấy như là một hình phạt nặng nề, và không thể chấp nhận. Nhưng nếu Chúa Giêsu đã không dùng phương tiện nào khác hơn để cứu chuộc nhân loại, thì ta còn có lựa chọn nào khác hơn để thánh hóa và được cứu độ nhờ thập giá: “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Mát-thêu 16:24). Vậy hãy ôm vác lấy thánh giá bằng tâm tình yêu mến và phó thác. Chính thánh giá ấy sẽ giải thoát và đem lại cho chúng ta sự bằng an trên hành trình đức tin và hành trình cuộc sống.



Thứ Năm Tuần Thánh: THÁNH THỂ

Thứ năm tuần thánh:
THÁNH THỂ


Một mặc khải về con người của Thiên Chúa

Những tư tưởng sau đây tôi bắt gặp và suy nghĩ sau khi nghe bài giảng huấn của Lm. Ðinh Quang Thịnh. Những tư tưởng là tôi say mê và cũng đã mở ra cho tôi một cái nhìn mới về Thánh Thể, về con người của Thiên Chúa nhập thể: Chúa Giêsu.
Câu hỏi về Thiên Chúa đã được chính Maisen nêu lên khi ông lãnh trách nhiệm dẫn dắt dân Thiên Chúa và về vai trò được trao cho ông. Ông đã hỏi Chúa, “vậy nếu họ hỏi tôi, ‘tên Ngài là gi’? Tôi sẽ nói với họ như thế nào?” Thiên Chúa phán: “Ta là đấng ta là” (Xuất Hành 3:13-14). Và Ðấng ấy theo Thánh Gioan diễn tả trong sách Khải Huyền chính là “Alpha và Omega” (Khải Huyền 1:8). Có nghĩa là Nguyên Thủy và Cùng Ðích. Ðấng mà tác giả Thánh Vịnh 83 gọi là Yavê: “Chỉ có người mang danh Yavê, Ðấng Tối Cao trên khắp cõi trần” (Thánh Vịnh 83: 19).
Mặc dù tên Ngài là Yavê, nhưng căn cứ vào câu trả lời của Thiên Chúa cho Maisen về tên của Ngài, và lời giải thích của Thánh Gioan vẫn rất mơ hồ và không đáp lại được thao thức của con người khi thật sự họ muốn biết về Ngài. Nhưng làm sao một loài thụ tạo lại có thể biết được Ðấng Tạo Hóa của mình? Cũng như Thánh Augustine muốn biết về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi?

Tuy không có thể “biết” đầy đủ về Thiên Chúa, nhưng con người vẫn nhận ra được sự hiện hữu của Ngài. Ngài không để chúng ta phải thất vọng nhưng đã tỏ mình ra để chúng ta có thể cảm nhận được Ngài. Cũng Thánh Gioan đã nêu lên một định nghĩa về Ngài khi viết: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Gioan 4:8). Như vậy, tất cả những gì mà Cựu Ước đã nói về Ngài, hôm nay được thu gọn vào một định nghĩa vừa đơn sơ, vừa dễ hiểu, và cũng vừa thu hút được niềm tin của con người. Không ai có thể nói mình xa rời Thiên Chúa và không hiểu được Ngài khi biết rằng Ngài là “Tình Yêu”, vì ai cũng có thể cảm nhận được tình yêu, và ai cũng biết yêu. Do đó, theo Thánh Gioan, hễ ai biết yêu và cảm nhận được tình yêu, thì người đó cũng hiểu và biết được Thiên Chúa, vì Ngài không là gì khác hơn là “tình yêu”.

Thiên Chúa là ai?

Thiên Chúa là ai? Trình thuật của Thánh Gioan cho biết trong số các Tông Ðồ khi được Chúa Giêsu hỏi, chỉ có một mình Phêrô là đã trả lời được câu hỏi ấy: “Thầy là Ðức Kitô của Thiên Chúa” (Luca 9:20). Nhưng như vậy, có lẽ cũng vần còn mơ hồ. Vẫn còn là một cái gì khó hiểu đối với con người. Và phải chờ đến khi Chúa Giêsu nói về chính mình. Ngài nói:
“Ta là bánh hằng sống. Ta là bánh từ trời xuống” (Gioan 6:35,41).

“Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo ta sẽ không bước đi trong tối tăm, nhưng sẽ được ánh sáng ban sự sống” (Gioan 8:12).
“Ta là cửa chuồng chiên. Ai vào qua cửa này sẽ được cứu độ. Ai vào và ra qua cửa này sẽ tìm được đồng cỏ” (Gioan 10:7, 9).
“Ta là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành thì thí mạng sống mình vì chiên. Ta là mục tử nhân lành, ta biết chiên ta và chiên ta biết tâ” (Gioan 10:11, 14).

“Ta là đường, là sự thật, và là sự sống” (Gioan 14:6).

“Ta là cây nho thật và cha ta là người chủ vườn. Ta là cây nho, các con là cành” (Gioan 15:1,5).

Ðức tin dậy chúng ta rằng Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha. Do đó, tất cả những gì Ngài nói về mình cũng là nói về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tóm lại, Ngài cho nhân loại, cho con người biết Thiên Chúa là ai: Ðó chính là tình yêu.

Trong tất cả những điều mà Chúa Giêsu nói “Ta là” đều nói lên một tình yêu hết sức chân thành, hết sức gần gũi, và hết sức mật thiết với con người và cuộc sống của con người. Con người qua định nghĩa của Thánh Gioan và qua những gì Chúa Giêsu đã nói về mình như sờ được và cảm được Thiên Chúa. Một Thiên Chúa hết sức gần gũi và yêu thương.

Thánh Thể: Thiên Chúa hiện thân

Ðọc và suy ngắm tất cả những gì mà Chúa Giêsu đã nói Ngài “là”, chúng ta thấy hiện ra một mặc khải rõ ràng về Bí Tích Thánh Thể. Và vì thế có thể nói rằng nơi Thánh Thể, con người đón nhận toàn vẹ và được xuyên thấu, hòa nhập vào tình yêu của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, qua việc đón rước Thánh Thể, chúng ta đã làm cho tình yêu ấy được nên trọn theo lòng ao ước của Thiên Chúa.


Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã cho biết ước vọng của Thiên Chúa là được ở với loài người, được yêu thương con người. Ngài nói với các môn đệ: “Thầy ước ao ăn lễ Vượt Qua này với các con trước khi chịu nạn” (Luca 22:15). Ăn lễ Vượt Qua tức là cử hành Bí Tích Thánh Thể.

Thiên Chúa là tình yêu. Tất cả gói trọn trong Bí Tích Thánh Thể qua hai câu nói trước và sau của Chúa Giêsu: “Ta là bánh hằng sống. Ta là bánh từ trời xuống” (Gioan 6:35,41). Và câu: “Ta là cây nho thật và cha ta là người chủ vườn. Ta là cây nho, các con là cành” (Gioan 15:1,5). Bánh và rượu nho như Chúa Giêsu đã dùng để lập Bí Tích Thánh Thể. Như vậy, khi rước Thánh Thể là mang trọn lấy Thiên Chúa tình yêu, được nuôi dưỡng, cũng như lớn lên và tan biến trong tình yêu Thiên Chúa. Qua Thánh Thế, con người hiểu và cảm nhận được Thiên Chúa là ai và như thế nào.

Có Chúa Giêsu ở cùng cũng là có Ba Ngôi Thiên Chúa ở cùng. Ánh sáng của Ba Ngôi sẽ trở thành ánh sáng dẫn đường ta đi để khỏi bị bước đi trong bối tội tội lỗi và sự chết: “Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo ta sẽ không bước đi trong tối tăm, nhưng sẽ được ánh sáng ban sự sống” (Gioan 8:12).
Trong tình yêu thương ấy, chúng ta sẽ đi ra, đi vào một cách tự do và tin tưởng, vì chắc chắn tìm được ơn cứu độ. Hơn nữa, chính tình yêu ấy sẽ nuôi dưỡng chúng ta như chiên được nuôi dưỡng trên đồng cỏ non: “Ta là cửa chuồng chiên. Ai vào qua cửa này sẽ được cứu độ. Ai vào và ra qua cửa này sẽ tìm được đồng cỏ” (Gioan 10:7, 9). Hơn thế, được hướng dẫn và chăn nuôi bằng mục tử nhân lành. Ðấng đã sẵn sàng thí mạng vì mình: “Ta là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành thì thí mạng sống mình vì chiên. Ta là mục tử nhân lành, ta biết chiên ta và chiên ta biết ta” (Gioan 10:11, 14).

Và sau cùng, chính tình yêu Thiên Chúa qua Chúa Giêsu trở thành đường dẫn ta về Thiên Ðàng, trở thành sự thật chúng ta không hề bị lầm lạc, và chính là sự sống của chúng ta: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống” (Gioan 14:6).

Một Bí Tích diễn tả cách trọn vẹn tình yêu Thiên Chúa, mặc khải cách đầy đủ về Thiên Chúa như vậy nên chúng ta không lạ gì Chúa Giêsu đã tỏ ra “ước ao” để cử hành với chúng ta mọi ngày. Và đó là điều tại sao mỗi ngày khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu, Ngài sẽ đem chúng ta lại gần với Tình Yêu Thiên Chúa và sống sung mãn trong tình yêu ấy. Hơn nữa, đó cũng là dịp để tình yêu ấy trở nên tuyệt hảo nơi chúng ta như “ao ước” của Chúa Giêsu. Trong Thánh Thể: “Tình yêu Thiên Chúa đã nên tuyệt hảo nơi ngài. Cách thế mà chúng ta chắc chắn được hiệp nhất với ngài” (1Gioan 2:5).
Bánh và rượu. Lúa miến và cây nho, là một vòng tròn khép kín diễn tả trọn vẹn những gì Thiên Chúa là. Ngài là tất cả, và là tình yêu đời đời mà chúng ta phải tìm kiếm, phải yêu mến và đón nhận. Thánh Tôma Tiến Sỹ khi suy về Phép Thánh Thể cũng đã thốt lên: “Thiên Chúa, Ðấng thông minh và tốt lành tuyệt đối, cũng không làm gì được hơn việc Ngài thiết lập Phép Thánh Thể”. Và cùng với Tôma chúng ta hãy “phục bái tôn thờ”. Nhưng nhất là hãy năng đến để đón nhận Ngài vào tâm hồn qua việc tham dự Thánh Lễ và rước Thánh Thể mỗi ngày.

Trần Mỹ Duyệt



Apr 4, 2009

Chúa Nhật Lễ Lá – B (Mc 14,1 -15,47)

Hạt Giống Nẩy Mầm
Chúa Nhật Lễ Lá – B
Mc 14,1 -15,47

A.Hạt Giống…

Bài Tin Mừng tường thuật cuộc chịu nạn chịu chết đau đớn của Chúa Giêsu. Bài đọc 1 (trích sách Isia) cho chúng ta biết lý do của cái chết ấy : Vì Chúa Giêsu muốn làm như Người Tôi Tớ Thiên Chúa mà Cựu Ước đã báo trước, tư (ý gánh lấy đau khổ để chuộc tội cho loài người. Bài đọc 2 (trích thư Philipphê ) cho biết giá trị của cái chết ấy : « Đức Kitô đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Ngái và ban cho Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu ».

B.…Nẩy Mầm.

1./ Đức Hồng y Carlo Maria Martini đề nghị một cách suy gẫm cuộc thương khó của Chúa Giêsu như sau : Suy gẫm 1 trong số 14 thái độ của con người đối với Chúa Giêsu trên Thập Giá :
01. Thái độ của Giuđa.
02. Thái độ của những người gác dinh thượng tế.
03. Thái độ của Thượng Hội Đồng.
04. Thái độ của Phêrô.
05. Thái độ của Philatô.
06. Thái độ của Barbara và dân chúng.
07. Thái độ của những người lính.
08. Thái độ của Simon Kyrênê.
09. Thái độ của những kẻ đóng đinh Người.
10. Thái độ của những kẻ nhạo báng Người.
11. Thái độ của Chúa Cha.
12. Thái độ của viên đội trưởng.
13. Thái độ của các phụ nữ dưới chân thập giá.
14. Thái độ của các bạn hữu Người.

2/. Chúa Giêsu trong cơn đau khổ đã rất giống với bất cứ người nào trong chúng ta : Ngài cảm thấy sợ hãi, cô đơn và hầu như tuyệt vọng : « Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén đắng này đi », « Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con ? ». Nhưng Ngài cũng rất can đảm. Ngài không bỏ cuộc, Ngài chịu đựng cho đến hoàn tất. Chính vì thế mà những đau đớn của Ngài mới trở thành nguồn ơn cứu độ cho loài người. Chúa Giêsu rất giống tôi trong đau khổ, đồng thời cũng là Thầy dạy tôi cách chịu đựng đau khổ.


 
Graphic and Design by nldesign | Premium Blogger Themes