Search Our Blog

Jul 27, 2012

Chúc mừng sinh nhật tháng 07-2012

CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 07-2012




Chúc các bạn sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc và những điều tốt đẹp nhật sẽ đến với các bạn. Cầu chúc cho những điều ước của các bạn sẽ thành sự thật.

1. Nguyễn Thị Hằng (24/7)
2. Bùi Thị Huyền Trâm (7/7)
3. Nguyễn Thị Phương Uyên (27/7)
4. Trần Bình An (12/7)
5. Nguyễn Hoàng Khuyên (21/7)
6. Trần Thị Mai Sương (14/7)
7. Nguyễn Hữu Minh Trang (1/7)


HAPPY BIRTHDAY TO YOU !!!
BEST WISHES TO YOU ^_^


Jul 19, 2012

Lá thư từ bên kia thế giới..



Bài khá dài nhưng rất hay..Các bạn chịu khó đọc..!
Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:

“Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.” 

Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La Revue Spirite:
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử.

Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: “Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?”
Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con.”

Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.
Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: “Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi.”

Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cầu cơ này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành bức thư như sau: 

Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội nói lại cho các con biết.

Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mỏi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ. 


Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với “tần số rung động” (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa. 


Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặt câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.
Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú, v.v... 

Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là khuôn vàng thước ngọc thì đời sau lại bị coi là cổ hủ, lỗi thời; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.

Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.

Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang những thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vật chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự trải nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến. Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một dòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu. Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
Nguyên Phong dịch




Jul 17, 2012

HÌNH ẢNH TRẠI HÈ LONG HẢI 2012

HÌNH ẢNH TRẠI HÈ LONG HẢI 2012


Các bạn thân mến,

Trại hè Long Hải 2012 vừa qua đi với nhiều niềm vui và nhiều cảm xúc; đây là dịp liên kết các bạn lại với nhau, thân thiện hơn như anh em trong một gia đình. Chắc chắn sẽ có những mệt mỏi trong các trò chơi, nhưng mệt mà vui. Các bạn đã luôn thể hiện bản lĩnh tốt và trưởng thành hơn qua từng trò chơi, qua từng tiết mục văn nghệ mà các bạn đã thể hiện. Thật sự khi ban BĐH giao việc cho các bạn cũng không dám nghĩ là các bạn lại có thể làm tốt như vậy, không biết nói sao nữa chỉ có thể nói thế này "trên cả tuyệt vời" :).

Sau chuyến đi này mong là mọi người gắn bó liên kết với nhau hơn, cùng nhau cộng tác trong công việc phục vụ giáo xứ, giáo hội. Chúc các bạn luôn vui khỏe và đầy sáng tạo trong công việc cũng như trong học hành để trở nên người có ích cho giáo hội và cho xã hội.

Để có được những ngày vui chơi, vui vẻ và có ích như thế này. Chúng ta hết sức lấy làm vui mừng vì chúng ta có một vị Cha Sở hết sức tuyệt vời, mà chúng ta vẫn thường gọi thân thương là Bố. Cha đã không những tài trợ toàn bộ chi phí cho chuyến đi chơi này và luôn gọi điện hỏi thăm chúng con, không những thế Cha còn ra tận Long Hải để hiệp thông chia sẽ cùng giới trẻ chúng con. Cha luôn quan tâm chăm sóc chúng con cả về vật chất lẫn tinh thần và cả tâm linh. Chúng con luôn ghi nhớ và luôn nguyện cầu Chúa ban cho Cha nhiều sức khỏe và tràn đầy hồng ân của Chúa Giêsu, mẹ Maria và thánh cả Giuse. Nguyện xin các đấng luôn quan phòng và bảo vệ Cha trong mọi sự. Chúng con xin chân thành cảm tạ Cha rất nhiều.

BTC cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến từng thành viên, và những người khác vẫn âm thầm hỗ trợ cho đoàn, nhất là anh Khang và anh Vũ. Giới trẻ không thể thiếu vắng những người như các anh. Mong các anh luôn công tác và cùng nhau ra sức xây dựng giới trẻ ngày càng tốt đẹp hơn.

BTC xin chân thành cảm ơn !!!



Mời mọi người xem một số ALBUM ảnh

Hình ảnh tổng hợp từ một số máy ảnh của các bạn

Hình ảnh máy ảnh của Thảo Ngọc

Mời mọi người xem một số VIDEO CLIP

Clip Chicken Dance

Clip cả nhà thương nhau

Clip Napoleon

Clip đi tàu lửa

Bài múa văn nghệ nhóm 1

Bài múa văn nghệ nhóm 2

Bài múa văn nghệ nhóm 3

Bài múa Hawai

Trò chơi di chuyển bằng dây Trò chơi bịt mắt lượm đồ vật Trò chơi chuyền bong bóng nước (1223) Trò chơi chui qua dây (1217)

Jul 11, 2012

HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2012 LẦN 1

HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2012 LẦN 1



Cha Sở kính yêu


Các bạn thân mến,

Trước hết xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn giới trẻ đã tham gia đông đủ và nhiệt tình. Các bạn đã giúp cho đại hội dân Chúa thêm phần vui tươi và sinh động.

Qua đại hội dân Chúa này cũng giúp chúng ta nhìn nhận lại cuộc sống của mỗi người. Đúng là chúng ta còn quá nhiều điều thiếu sót, quá nhiều lầm lỗi. Lời Chúa đã không thâm nhập vào đời sống và suy nghĩ của mỗi người chúng ta.

Kết thúc đại hội mỗi người nhận một câu Lời Chúa như là một lời nhắc nhỏ chúng ta trong cuộc sống này, Lời Chúa là kim chỉ nam cho chúng ta.


Cha dòng Phanxicô Bảo Lâm


Xin cảm ơn Cha Sở đã giúp chúng ta có được một đại hội dân Chúa tốt đẹp.
Xin cảm ơn Cha dòng Phanxicô Bảo Lâm đã giúp ta ngộ ra nhiều điều về Lời Chúa và cách sống và ứng dụng Lời Chúa.

Sau những kỳ đại hội dân Chúa này, cầu mong sao tất cả mọi người luôn sống theo Lời Chúa, để hướng đến những điều tốt đẹp và xứng đáng là những Kitô hữu.

Lời Chúa là lời hằng sống, chỉ có Chúa ban sự sống đời đời.
Chúng ta hãy luôn sống theo Lời Chúa, trong sự quan phòng của Chúa Giêsu.


Giới trẻ Xóm Thuốc


Một số hình ảnh từ đại hội

Những hình ảnh từ máy Giang

Bài hát: Con đường Giêsu

Jul 9, 2012

ĐẠI HỘI DÂN CHÚA LẦN 1

ĐẠI HỘI DÂN CHÚA LẦN 1


Các bạn thân mến,

Cha tổ chức đại hội dân Chúa mỗi năm hai lần, một lần vào giữa năm và một lần vào dịp mừng Tất Niên. Những dịp đại hội dân Chúa là để các đoàn thể gặp gỡ nhau và nghe cha và bề trên huấn đức.

Đại hội dân Chúa lần một này sẽ diễn ra vào ngày mai, thứ ba ngày 10/07/2012 vào lúc 19h. Giới trẻ sẽ có mặt lúc 18h30 để khởi động.

Thân mời tất cả các bạn tham dự đầy đủ.

#========================================================#
Thời gian và địa điểm

** Thứ ba (10/07): Đại hội dân Chúa lần 1.
** Lúc 18h30: Các bạn có mặt tại nhà thờ Xóm Thuốc.
** Khởi động với 2 bài múa.

** Lưu ý: Khi đi tham dự đại hội dân Chúa, các bạn mặc đồng phục áo thun màu cam của giới trẻ, mặc quần Jean, mang giày bata trắng.
#========================================================#



Jul 8, 2012

Giá trị của sự quan tâm


Một cô giáo dạy ở trường trung học tại New York muốn khuyến khích những học sinh của mình. Cô gọi các học sinh lên đứng trước lớp,từng người một. Cô nói với các học trò của mình rằng chính các em đã tạo ra sự khác biệt như thế nào cho cô và cho cả lớp.
Rồi cô trao tặng mỗi người một chiếc nơ xanh, trên đó có in dòng chữ :"Tôi đã làm nên sự khác biệt".

Sau đó, cô tổ chức một chương trình giúp các học sinh tìm hiểu về ảnh hưởng của việc được công nhận. Cô đưa cho mỗi học trò thêm ba chiếc nơ danh dự nữa và hướng dẫn các em cách trao tặng món quà này đến những người khác.
Các em phải theo dõi kết quả, xem ai đã tặng nơ cho ai,tặng cho ai cũng được, miễn là thật lòng và đúng ý nghĩa.Sau một tuần các em sẽ kể lại việc làm đó trước lớp.

Một cậu học sinh trong lớp đến gặp anh nhân viên làm việc ở công ty gần trường để cảm ơn anh ấy đã giúp cậu hoạch định nghề nghiệp cho tương lai. Cậu cài một chiếc nơ xanh lên áo anh nhân viên ấy, sau đó trao anh ta hai chiếc nơ khác và nói: "Đây là một dự án của lớp em. Chúng em nhờ anh trao tặng chiếc nơ danh dự này cho người nào mà anh muốn ghi nhận giá trị, sau đó đưa họ thêm một chiếc nơ nữa để họ lại có thể tiếp tục ghi nhận giá trị của một người khác nữa. Rồi anh vui lòng thuật lại với em chuyện gì đã xảy ra."


Cuối cùng hôm đó, anh nhân viên vào gặp sếp của mình, một người rất giỏi nhưng luôn cáu bẳn. Anh nói với xếp rằng anh rất ngưỡng mộ khả năng sáng tạo thuộc hàng kỳ tài của sếp. Ông sếp tỏ vẻ rất ngạc nhiên.
Anh nhân viên xin phép được cài lên áo ông chiếc nơ danh dự. Sau đó, anh nhân viên cũng đưa sếp chiếc nơ còn lại và nhờ ông giúp cho việc tiếp tục dự án của cậu học sinh hôm nọ.

Buổi tối về nhà, ông sếp kể với cậu con trai 17 tuổi mà đã lâu ông không có thời gian để trò chuyện: "Hôm nay cha gặp một chuyện rất lạ. Một nhân viên nói rằng anh ấy ngưỡng mộ cha, và đã cài lên áo cha chiếc nơ này để tôn vinh tài sáng tạo của cha, trên chiếc nơ có ghi "Tôi đã làm nên sự khác biệt". Anh ấy cũng đưa cho cha một chiếc nơ khác để cha tặng nó lại cho một người đặc biệt khác. Trên đường về nhà, cha nghĩ xem mình có thể tặng ai, và cha đã nghĩ đến con
Cha bận rộn ngập đầu và không để ý đến con nhiều. Đôi khi cha hay quát tháo, la mắng con vì con không đạt điểm cao hoặc vì con thường xuyên đi vắng thất thường. Nhưng tối nay cha muốn ngồi đây với con và… chỉ muốn cho con biết rằng đối với cha, ngoài mẹ con ra, con là người quan trọng nhất. Con là một cậu bé đặc biệt và cha hy vọng nhiều ở con…"

Cậu bé giật mình sửng sốt, và bắt đầu thổn thức. Toàn thân cậu run lên bần bật. Cậu ngước nhìn cha qua làn nước mắt và nói: "Thế mà con lại có ý định tự tử bởi con đang gặp rất nhiều rắc rối mà không sao giải quyết được. Còn cha lại quá bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho con như trước đây nữa. Con thấy cô đơn quá! Bây giờ nếu cha rảnh, con muốn kể cho cha nghe…"

(sưu tầm)

Jul 4, 2012

MAY MẮN CUỘC ĐỜI


Câu chuyện Tái Ông mất ngựa muốn nhắn nhủ rằng ở đời trong cái rủi có cái may. Mất một con ngựa, Tái ông lại được một con ngựa mới, có con ngựa mới, con ông lại bị té gãy chân… Câu chuyện cứ thế tiếp diễn, hết may đến rủi, hết rủi đến may. Nhưng xét trong toàn bộ cuộc đời ta, đặt trong chương trình mầu nhiệm của Tình Yêu Thiên Chúa, thì cuộc đời tự nó đã là hồng ân bao la, nghĩa là một sự may mắn kéo dài và vô bờ. Như vậy, xét trong nhãn giới này thì không có khái niệm “rủi ro”.

Chúng ta là zéro trong cõi vô cùng. Và nếu Thiên Chúa không yêu thương gọi chúng ta vào trong cuộc đời này thì chúng ta cũng không có quyền gì để trách Ngài (mà ta có mặt đâu mà trách với móc!). Việc Thiên Chúa cho chúng ta bước vào và bước đi trong cõi nhân sinh là một hồng ân mà dù có chịu đựng tất cả hệ lụy cơ cực của cuộc đời này thì chúng ta cũng chưa tạ ơn cho đủ. Một người bị tai nạn sắp chết, bỗng may mắn có người ra tay cứu sống, sẽ nói lời gì nếu không phải là “vô cùng cám ơn ông đã cứu mạng tôi. Cả cuộc đời này tôi sẵn sàng chấp nhận làm tất cả những gì ông muốn, dù là làm kiếp tôi mọi”. Tại sao người ta sẵn sàng làm tôi mọi như thế đối với người cứu mạng mình? Thưa vì sự sống là cao trọng hơn tất cả.

Chúng ta chưa thể và muôn đời sẽ không thể tạ ơn Thiên Chúa cho xứng đáng vì hồng ân được làm người. Vậy thì cuộc sống tự nó là hạnh, là phúc nghĩa là may mắn và ơn huệ. Khi chúng ta gặp may mắn trong cuộc đời, từ chuyện nhỏ xíu như có một niềm vui khi nhận quà, cho tới may mắn lớn hơn, như thành công trong tài chánh, hay hơn nữa, may mắn gặp một người bạn, một người yêu tuyệt vời, và lớn hơn nữa là được mời gọi vào cuộc sống ân sủng làm bạn hữu Đấng Tạo Hóa, thì cuộc đời quả là trọn vẹn, và lời tạ ơn của mỗi người, cho dù kéo dài suốt đời cũng chỉ là một giọt nước trong đại dương hồng ân.

Còn giả sử có một người mà sự không may, hay là sự xui xẻo, sự bất hạnh cứ dồn dập ập đến thì sao? Bây giờ chúng ta hãy giả định, một người bị bệnh, thì chúng ta nghĩ họ không may. Nhưng tại sao chúng ta không có cái nhìn ngược lại, chính Chúa đã giữ họ để họ không bị bệnh nặng hơn. Một ví dụ khác. Tôi còn nhớ một Đêm Giáng Sinh nhiều năm về trước khi Cha Phêrô Nguyễn Quang Duy, hiện là Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn, và Cha Sang còn coi một họ đạo thuộc giáo phận Vĩnh Long, là họ Cái Tàu. Lễ Giáng Sinh năm ấy, anh Hưng, Phúc, em tôi và tôi từ Sa đéc xuống mừng Lễ với hai Cha. Nửa đêm xong lễ, chúng tôi đạp xe đạp về Sa đéc trên đường liên tỉnh tối như mực. Bỗng một chiếc xe đạp bị bể lốp tại Nha mân, cách Sa đéc khoảng 6 cây số, và chúng tôi đành dắt xe lội bộ. Một người trong chúng tôi nói: “Xui quá, bị bể lốp xe giữa đường trong đêm thế này”. Tôi vốn hài hước bèn nói: “Xui gì mà xui, cũng còn may mắn hơn là bị bể cả hai bánh xe”. Đúng là câu nói đùa, chẳng duyên dáng gì, nhưng có một sự thật ở trong đó. Sự thật là ở chỗ bao giờ con người cũng có thể nhìn thấy khía cạnh may mắn, khía cạnh ân huệ trong mọi tình huống của cuộc đời mình. Trường hợp một người bị tai nạn cũng vậy thôi. Cách đây mười năm tôi bị đụng xe vào buổi tối, bị bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện ngay tức khắc nhờ một cô bạn học cũ tình cờ có mặt trên đường lúc ấy, và tai nạn cũng không nghiêm trọng lắm. Đọc đến đây, ai cũng nhận ra ngay tai nạn là sự không may, nhưng việc một người quen có mặt bất ngờ, việc được đưa vào bệnh viện đúng lúc và bao nhiêu những điều tốt lành sau đó chính là những hồng ân mà chỉ Thiên Chúa, Đấng điều khiển vạn vật và nắm quyền sinh tử của mỗi sinh linh mới có thể làm cho các tạo vật yêu dấu của Ngài.

Chúng ta đã chứng kiến hoặc đã nghe nhiều tai ương, hoạn nạn, bệnh tật dẫn đến cái chết. Sự chết là sự dữ cuối cùng và lớn nhất trong kiếp người. Nhưng tại sao khi báo tin cái chết, người ta vẫn ghi: “Trong niềm tin vào Chúa Kytô Phục Sinh…”, “Khi Chúa thương gọi con về…”, hay “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”? Ấy là bởi vì lương tri con người và niềm tin Kytô giáo giúp con người nhận ra rằng cái chết là một ân huệ bởi vì chính qua cái chết, con người được mời gọi bước qua cánh cửa hồng ân để về với Cha của mình. Còn nếu xét trên bình diện tự nhiên, thì quả thật cái chết cũng không hề là sự rủi ro. Như trên đã nói, sự sống tự nó đã là ân huệ. Người bi quan cho rằng chết là chấm dứt một ân huệ. Nhưng hãy nhìn với cái nhìn lạc quan hơn, những năm tháng được sống đã là hồng ân, và sống càng lâu là ơn huệ càng nhiều. Cho nên vấn đề không phải là may hay rủi, mà là vấn đề cái may mắn kéo dài bao lâu. Trong nhận thức này, chúng ta có thể hiểu được Lời Chúa Giêsu nói với những người thợ làm vườn nho được gọi từ giờ thứ nhất: “Bạn và tôi đã thỏa thuận một đồng tiền công”. Mà nói thỏa thuận là nói theo lòng quảng đại của người chủ vườn nho chứ anh thợ có là gì mà đòi thỏa thuận. Được gọi vào làm việc, được sống một ngày bình an, có ăn có mặc, được hưởng niềm vui cộng tác vào mầu nhiệm sáng tạo đã là hồng phúc vô biên rồi.

Là những người tin vào Tình Yêu của Cha trên Trời, chúng ta chỉ biết “xin dâng lời cảm tạ”, bởi vì “tất cả là hồng ân”. Mẹ của chúng ta đã hoàn toàn hiểu và sống điều ấy từ ngày Mẹ ca lên: ‘Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều cao trọng. Danh Ngài là Thánh!"

(sưu tầm)

Jul 2, 2012

Thế nào là đủ?


Vị giáo sư triết học nọ đứng trên giảng đường và bắt đầu bài giảng của mình bằng cách đổ đầy đá cuội to vào một chiếc bình. Ông hỏi sinh viên: "Theo các anh chị, chiếc bình này đã đầy chưa?". Tất cả đều đồng ý rằng bình đã đầy.

Tiếp đó, giáo sư lại đổ thêm sỏi vào bình và lắc nhẹ cho sỏi chèn vào các khoảng trống giữa những viên đá cuội rồi hỏi lặp lại câu hỏi. Các sinh viên một lần nữa lại khẳng định rằng bình đã đầy.

Giáo sư lấy ra một bao cát nhỏ và tiếp tục cho thêm vào vào bình, lắc nhẹ cho cát chui vào các khe hở rồi lại hỏi bình đã đầy chưa. Như lần trước, cả lớp lại đồng thanh: "Đầy rồi!".

Vị giáo sư bắt đầu triết lý:

- Bây giờ, tôi muốn các anh chị dùng chiếc bình chứa đầy các loại vật chất khác nhau này như một cách nhìn nhận cuộc đời mình. Những hòn đá cuội tượng trưng cho những thứ quan trọng nhất trong đời như gia đình, người yêu và sức khỏe... Những viên sỏi tượng trưng cho những thứ như tiền tài, công việc hoặc chỗ ở - những thứ cũng quan trọng nhưng có thể thay thế được. Những hạt cát tượng trưng cho những thứ lặt vặt trong cuộc sống như trang phục, chỗ để vui chơi, ăn uống...

Giáo sư đi vào phần chính:

- Các anh chị sẽ thấy, nếu đổ cát vào đầy bình trước thì ta sẽ không có chỗ để chứa sỏi và đá nữa. Điều tương tự cũng xảy ra trong đời. Nếu ta dùng quá nhiều thời gian và năng lượng vào những chuyện nhỏ nhoi, ta sẽ thiếu tập trung vào những thứ thực sự quan trọng. Vì thế, hãy lưu tâm tới hạnh phúc của mình, hãy hò hẹn với người yêu, chơi với con cái và dành thời gian đi khám bệnh khi cần. Hãy lập thứ tự ưu tiên! Cần quan tâm tới những hòn đá trước, sau đó mới để cho sỏi và cát tràn đầy chiếc bình của mình...

Cả giảng đường rộ lên tiếng vỗ tay khi vị giáo sư kết thúc bài giảng. Đột nhiên, tiếng vỗ tay ngừng bặt khi một sinh viên đeo balô tiến lên bục giảng. Anh ta lấy ra một lon bia, bật nắp và rót vào chiếc bình của giáo sư rồi hỏi:

- Thưa giáo sư, như thế này có thể nói rằng chiếc bình đã đầy rồi chứ?

Bị bất ngờ, giáo sư không thốt lên được câu nào. Anh chàng sinh viên quay xuống phía lớp học và tự trả lời câu hỏi của mình:

- Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận, rằng dù cuộc sống của các bạn có đầy đủ đến đâu đi nữa, bạn vẫn luôn có chỗ cho bia.

Việt Báo (Theo-Ngoisao)

 
Graphic and Design by nldesign | Premium Blogger Themes