Search Our Blog

Mar 3, 2014

Chương trình EPHATA lần 4



Chương trình EPHATA lần 4


* Địa điểm đến: Giáo họ Minh Hưng , xã Đức Liễu , huyện Bù Đăng , Bình Phước (thuộc giáo phận Ban Mê Thuột)

* Địa điểm tập trung: Nhà thờ Xóm Thuốc

* Thời gian : 3h20 – 21h30 ngày 30/3/2014

* Mục đích : Tổ chức trò chơi hội chợ cho 300 em thiếu nhi + tặng quà cho 40 hộ dân tộc nghèo + giao lưu với Giới Trẻ tại địa phương

* Thành phần tham gia : Thành viên Giới Trẻ Xóm Thuốc +

* Phương tiện : 1 xe 45 chỗ

* Lịch trình :

-> 3h20 – 3h30 : Tập trung và điểm danh tại giáo xứ Xóm Thuốc
-> 3h30 – 3h45 : Chuyển hành lý và quà lên xe
-> 3h45 – 4h00 : Đọc kinh tại đài Đức Mẹ và nghe Cha đặc trách chúc lành chuyến đi
-> 4h00 – 8h30 : Di chuyển đến giáo họ Minh Hưng
-> 8h30 – 8h50 : Chuyển hành lý và vật dụng đến điểm tập kết + vệ sinh cá nhân
-> 8h50 – 9h10 : phân chia quà cho từng nhóm ( 4 nhóm )
-> 9h10 – 10h40 : Nhóm sẽ phát quà cho từng hộ gia đình được chọn.
-> 10h40 – 10h55 : Tập Trung tại nhà thờ
-> 10h55 – 12h55 : Giao lưu và ăn trưa cùng Giới Trẻ tại địa phương
-> 12h55 – 13h45 : Chuẩn bị các gian hàng hội chợ
-> 13h45 – 14h00 : Khởi động tạo không khí + phát phiếu trò chơi + hướng dẫn cách chơi
-> 14h00 – 15h45 : Cho các em chơi trong các gian hàng
-> 15h45 – 16h10 : Thu dọn + chia tay về thành phố.


Cảm nhận chuyến tiền trạm Bình Phước



Cảm nhận chuyến tiền trạm Bình Phước




Ngày 22/02/2014, Giới trẻ Xóm Thuốc đã có chuyến đi tiền trạm về một vùng đất xa xôi, đó là vùng đất nghèo khó Bù Đăng – Bình Phước, nằm ở một khu vực khá hoang vắng, cách xa thành phố Hồ Chí Minh hơn 150 km về hướng tây bắc. Chúng tôi đã ghé thăm giáo họ Minh Hưng, nơi có nhiều người dân tộc S’tiêng theo đạo công giáo. Giáo họ Minh Hưng được cấp phép thành lập năm 2004 với diện tích là 5.5 ha và đã xây dựng tạm một nhà thờ nhỏ để giáo dân có thể đến đi lễ vào cuối tuần.


Chúng tôi có gặp được ông Chánh Trương của giáo họ và ông cho biết hiện giáo họ có khoảng 1600 giáo dân trong đó có khoảng 300 em thiếu nhi bao gồm 200 em là người đồng bào S’tiêng và 100 em người Kinh. Do điều kiện vật chất thiếu thốn, các em phải sống trong những căn nhà dột nát đơn sơ và không có quần áo tươm tất để mặc và cuộc sống dường như tách biệt với cuộc sống bên ngoài Sóc, nhìn chung các em khá ngoan và biết nghe lời. Hàng tuần, các em chỉ có thể đến nhà thờ để vừa học giáo lý, vừa dự lễ vào ngày chủ nhật. Để đến được nhà thờ, các em và giáo dân phải đi xa, ít nhất là 2-3 km, học giáo lý theo từng nhóm ở các gốc cây vì không có đủ phòng học cho các em, trình độ của giáo lý viên và huynh trưởng thì thấp, chỉ có ở tinh thần thì họ rất nhiệt tình.

Chánh Trương còn liên hệ và dẫn chúng tôi vào thăm Sóc của người dân tộc S’tiêng. Nhờ vậy chúng tôi mới thấy được cảnh nghèo khó của chốn núi rừng, khác xa với thành phố mà chúng tôi đang sống, họ thiếu thốn nhiều thứ (nhà nát, cơm ăn, áo mặc, trình độ, sự quan tâm…), hệ thống điện cũng không đầy đủ, xung quanh là rừng cây điều, ca cao, cao su, khoai mì nông sản.


Chúng tôi ghé Sóc vào giờ trưa nên trông hơi vắng vẻ, nhiều gia đình chỉ còn mỗi trẻ con ở nhà, thấy người lạ thì chúng tò mò, lắm lét nhìn theo, đa phần người lớn đã vào rừng để nhặt hạt điều. Ở đây, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng điều, khoai mì nông sản, ca cao nhưng được thu mua với giá rất thấp.


Thích nhất vẫn là ánh mắt bọn trẻ, nhìn trong sáng và rất đáng yêu, chúng chơi đùa trên nền đất đỏ nên trông đứa nào mặt mũi cũng lấm lem, bọn trẻ này thua kém các bé nơi thành phố chúng tôi đang sinh sống rất nhiều, về sự chăm sóc, quần áo, việc đến trường…mong ước đơn sơ của người dân nơi đây chỉ mong có chút ít tiền hoặc 1 cái nghề gì đó có thể nuôi con của họ được ăn học đến nơi đến chốn. Trong Sóc còn có một nhà tạm nhỏ để cầu nguyện và làm lễ vào ngày chủ nhật và là chỗ để các bé sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên do chính quyền chưa cho phép nên hiện tại vẫn đang phải đóng cửa. Được biết, nhiều gia đình trong giáo họ đặc biệt khó khăn, được Cha phó xứ, Ngài mới được chuyển về đây đã góp tiền xây được vài căn nhà cho hộ đặc biệt nghèo người đồng bào, mỗi căn nhà như vậy khoảng từ 25-30 triệu một căn. Và còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn mà các anh chị giáo lý viên và huynh trưởng đã thay phiên nhau đến chăm sóc giúp đỡ cho các hộ gia đình này.

Sau khi nghe ý định của nhóm muốn chọn giáo họ Minh Hưng làm nơi để nhóm tổ chức thiện nguyện sắp tới thì họ rất vui mừng, bản thân chúng tôi cũng nhận thấy họ rất mong đợi chúng tôi quay lại. Dù ít, nhưng cũng có thể giúp đỡ phần nào về mặt tinh thần và cái ăn cái mặc tạm thời.

Sau chuyến tiền trạm, Giới trẻ Xóm Thuốc sẽ tổ chức thăm hỏi, phát quà cho các hộ đăc biệt nghèo và tổ chức câc gian hàn trò chơi, phát quà cho các em thiếu nhi ở đây. Chúng con xin được làm nhịp cầu nối, là những cánh tay nối dài để tiếp nhận và mang đến cho các em sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia của cộng đồng, giúp cho các em có thêm niềm tin, nghị lực vào cuộc sống. Giới trẻ chúng con rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp với nhiều hình thức như vật chất (tập vở, quần áo, áo mưa, đồ chơi trẻ em), lương thực (gạo, mì gói, nước mắm, muối, xà bông,..)… để các em có cái ăn, cái mặc được tử tế và có điều kiện tiếp tục học tập phấn đấu vươn lên tự tin hòa nhập vào cuộc sống. Những món quà nho nhỏ của các mạnh thường quân, của các nhà hảo tâm và các anh chị em trong nhóm chắc chắn sẽ làm cho họ rất ấm lòng.

 
Graphic and Design by nldesign | Premium Blogger Themes