Hạt Giống Nảy Mầm
Lễ Thánh Gia Thất
Lc 2,22- 40
Tiến dâng Ðức Giêsu cho Thiên Chúa
Tin Mừng :
(22) Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, (23) như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa", (24) và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. (25) Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. (26) Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. (27) Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, (28) thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
Bài ca "An Bình Ra Ði" (Nunc dimittis)
(29) Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
(30) Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
(31) Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
(32) Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.
Ông Si-mê-on nói tiên tri
(33) Cha mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêon vừa nói về Người. (34) Ông Simêon chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng (35) còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra".
Bà Anna nói tiên tri
(36) Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con ông Pơnuen, thuộc chi tộc Ase. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, (37) rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Ðền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. (38) Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ gặp ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem.
Ðức Giêsu tiếp tục sống ẩn dật tại Na-da-rét
(39) Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nadarét, miền Galilê. (40) Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
A.Hạt Giống….
Đoạn này gồm 3 chuyện :
1.Thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu lên Đền thờ Giêrusalem để chu toàn 2 bổn phận của lề luật :
(22) Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, (23) như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa", (24) và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. (25) Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. (26) Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. (27) Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, (28) thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
Bài ca "An Bình Ra Ði" (Nunc dimittis)
(29) Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
(30) Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
(31) Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
(32) Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.
Ông Si-mê-on nói tiên tri
(33) Cha mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêon vừa nói về Người. (34) Ông Simêon chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng (35) còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra".
Bà Anna nói tiên tri
(36) Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con ông Pơnuen, thuộc chi tộc Ase. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, (37) rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Ðền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. (38) Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ gặp ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem.
Ðức Giêsu tiếp tục sống ẩn dật tại Na-da-rét
(39) Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nadarét, miền Galilê. (40) Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
A.Hạt Giống….
Đoạn này gồm 3 chuyện :
- Thanh tẩy cho Đức Maria sau khi sinh con
- Dâng Chúa Giêsu là con trai đầu lòng cho Thiên Chúa.
Câu chuyện cho thấy Thánh Gia tuân giữ lề luật rất chu đáo, đồng thời những lễ vật các Ngài dâng chứng tỏ Thánh Gia nghèo.
2.Trong dịp này, Thánh Gia được gặp cụ già Simêon. Cụ được Thánh Thần soi sang cho biết trẻ Giêsu chính là Đấng Messia cho nên toại nguyện vì được gặp Ngài. Cụ nói Chúa Giêsu là “Ánh sang soi đường cho dân ngoại”.
3.Trong dịp này các Ngài cũng gặp nữ ngôn sứ Anna và bà cũng nói tiên tri về tương lai Chúa Giêsu.
B.…Nẩy Mầm.
1.Gia đìnhNazareth được gọi là Thánh Gia, là gương mẫu cho mọi gia đình tín hữu. Qua đoạn Tin Mừng này ta có thể thấy những nét của một gia đình tín hũu tốt :
- Một gia đình tốt không chỉ co rút trong ngôi nhà của mình, nhưng còn thích cùng nhau lên Nhà Chúa : theo luật, việc dâng con cho Thiên Chúa có thể thực hiện tại nhà; cũng theo luật, việc thanh tẩy người mẹ không buộc người cha phải đi theo lên Đền thờ. Nhưng cả ba đã cùng nhau lên Đền thờ.
- Một gia đình tốt là gia đình tuân giữ luật Chúa : “Cha mẹ Hài nhi đem con lên Đền thờ để chu toàn Lề luật…”
- Một gia đình tốt là gia đình biết dâng cho Chúa những gì tốt nhất của mình : “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh dành cho Chúa”.
- Gia đình tốt có thể nghèo (lễ vật của Thánh Gia chứng tỏ các Ngài nghèo), và không tránh khỏi đau khổ (“Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà”), nhưng vẫn hạnh phúc vì có Chúa Giêsu ở giữa, có Chúa Giêsu là thành viên.
2.Một thanh niên Scốt-len tìm được một chân làm vườn trong một gia đình giào có. Nhưng chỉ hai tuần sau, anh xin thôi việc. Một người bạn hỏi :
- Có phải công việc quá cực nhọc không ?
- Không, công việc rất nhàn.
- Có phải lương quá ít không ?
- Không , lương khá lắm.
- Hay anh không thích ăn đồ ăn ở đó ?
- Cũng không phải, đồ ăn ở đó rất ngon.
- Vậy tại sao anh xin thôi việc ?
- Vì nhà đó không có mái che.
Đối với người Scốt-len, thành ngữ “nhà không có mái che” nghĩa là gia đình không biết cầu nguyện. (Tonne).
3.Một nhóm người thiện chí bàn nhau cách phổ biến Tin Mừng. Có người đề nghị quảng cáo trên tivi, người khác đề nghị dung báo chí. Một thiếu nữ Châu Phi chia sẻ :
- Ở xứ tôi, khi muốn loan báo Tin Mừng cho một vùng nào đó, thì chúng tôi gởi đến đấy một gia đình Công Giáo tốt để gia đình này sống giữa những người khác trong vùng. (Barclay).
4.Trong khi người Ấn Độ được đánh giá là giỏi triết lý, ngườiTrung Hoa được đánh giá là giầu lễ nghĩa, thì người Do Thái được đánh giá là tinh thần tín ngưỡng cao. Nhờ đâu ? Nhờ người cha Do Thái biết quan tâm đến việc đạo trong gia đình. Trong gia đình Do Thái, người cha lãnh trách nhiệm khai tâm tôn giáo cho con, người cha hãnh diện truyền lại cho con truyền thống đạo đức của ông bà tổ tiên.
B.…Nẩy Mầm.
1.Gia đình
2.Một thanh niên Scốt-len tìm được một chân làm vườn trong một gia đình giào có. Nhưng chỉ hai tuần sau, anh xin thôi việc. Một người bạn hỏi :
- Không, công việc rất nhàn.
- Có phải lương quá ít không ?
- Hay anh không thích ăn đồ ăn ở đó ?
4.Trong khi người Ấn Độ được đánh giá là giỏi triết lý, người