Search Our Blog

Oct 27, 2008

BÀI BÁO KHIẾN CẢ TỶ NGƯỜI RƠI LỆ

“Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan !” Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống ! Và con rất ngoan !" Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân Dân Tệ ( gần 1,1 tỷ đồng tiền VN ) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống http://img.news.tom.com/img/ và cái chết khác.

"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng. Ngày 30.11.1996 ( 20 tháng 10 âm lịch ), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy buồn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh ! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy !".

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diễm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc !

Tháng 5 năm 2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng.

Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay !", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng ( Bạch cầu cấp – acute leucimia ). Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ ( tương đương 600 triệu VND ), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con ! Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..." Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết ?" – “Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18 tháng 5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".

Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự

"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ ( 60.000 VND ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.
Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt... Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé.

Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng...."
Ngày 21 tháng 6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ Thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diễm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi !" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ !" Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm !"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm

Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20 tháng 8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con ?" – "Bởi vì họ đều có lòng tốt !" – "Dì ơi, con cũng làm người tốt." – "Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..." Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22 tháng 8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được. Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành..

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa. Mạng TứXuyên online, mạng 163 ( mạng Internet nổi tiếng nhất Trung Quốc ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng Trung Quốc. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26 tháng 8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.



Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: "Con đã từng được sống, con rất ngoan ! ( 1996.11.30 – 2005.8.22 )" Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."


Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân Dân Tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24.9.2005, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan !"

Tác giả khuyết danh

Oct 26, 2008

CLIP TẬP DIỄN NGUYỆN ĐÊ....



Đây là clip tập diễn nguyện của giới trẻ hôm cn 26.10
Nhìn chung thì rất cố lửa, nhiệt tình,...keke...
Thấy ai cũng dễ thương, cả mấy em bên huynh trưởng cũng vậy.
Hy vọng giáo xứ có nhìu dịp để các đoàn thể có thể hoạt động chung như vậy.....

Oct 25, 2008

Suy nghĩ về cách viết báo của Người Kitô hữu

Chia sẻ: Suy nghĩ về cách viết báo của Người Kitô hữu - Thiên Ân 25/10/2008



Suy nghĩ về cách viết báo của Người Kitô hữu

Có nhiều sự kiện mang tính thời sự nóng hổi đang xảy ra quanh chúng ta, nhưng cứ nghĩ đến việc làm của một người phóng viên (trở thành anh hùng trong mắt người dân Trung Quốc vì đã cảnh báo sữa có melamine, bằng một bài viết) làm tôi suy tư đến việc trân trọng sự thật và giá trị lương tâm của con người đối với những người viết báo, đặc biệt là người Kitô hữu.

Viết báo là một công việc có nhiều nguy cơ vì phải đối diện với chính mình và với sự thật.

Đối diện với chính mình vì, đứng trước một sự việc xảy ra, mỗi người phóng viên có một cách nhận định khác nhau: cùng một biến cố, người tô đậm sự việc này, làm mờ nhạt sự việc kia; có người thu thập tin rồi suy diễn theo quan điểm và ý thích của mình; có phóng viên lại thông tin theo kiểu có lợi cho người này mà vô thưởng vô phạt với người kia…đó chính là lý do mà người viết báo phải có một trục đứng chân lý, làm điểm tựa cho hướng viết của mình.

Phải đối diện với sự thật vì sự thật là một thực tại hiển nhiên, qui hướng được mọi người vào một điểm chung, có sức thuyết phục. Nếu người viết bị quá nhiều áp lực trên tâm lý như bối cảnh xã hội đang sống, định kiến của dư luận, sức mạnh quyền hành của đối tượng mình đang viết đến, hướng đi của tờ báo…thì sự thật được diễn tả không tròn trịa như tự nó đã có.

Tôi nghĩ, phóng viên Giản Quang Châu và ban biên tập báo Đông Phương Buổi Sáng đã có sự dũng cảm, khi trong bài viết của mình, dám nêu đích danh một tập đoàn có thế lực khi phát hiện sự việc (sữa có melamine). Không phải phóng viên nào, ban biên tập nào cũng có thể can đảm như thế vì việc làm này có liên quan đến sự sống còn của tờ báo, liên quan trực tiếp đến cơm áo gạo tiền của người viết. Có người Công Giáo nào dám viết về sự thật để rồi bị loại trừ hay bị hệ lụy trong cuộc sống đời thường của mình hay không?

Người phóng viên và ban biên tập của tờ báo đó đã biết trân trọng sự thật. Có những sự thật mà người ta chỉ biết than thở, nói khẽ với nhau vì nếu nói trắng ra, có khi bị cả một khối định kiến đổ ập lên, đè bẹp làm cho người viết nhụt khí, bị lệch lạc suy tư. Người Kitô hữu có đủ sức mạnh niềm tin để dám viết và lên tiếng cho sự thật khi ở một thế đơn phương không?

Anh phóng viên đó đã bỏ qua ý can ngăn của mẹ mình và dứt khoát muốn trưng ra sự thật, một sự thật đã cứu lấy cả một thế hệ trẻ thơ vô tội thoát khỏi di chứng bệnh tật suốt đời. Trên một cán cân lương tâm, sự thật đã nặng hơn lời khuyên trong tình cảm huyết thống của mẹ.

Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đặt để trong lòng con người trước những sự việc ngoài sự chứng kiến và phán đoán của con người. Người Kitô hữu còn phải bước cao hơn luật của lương tâm vì có luật của Chúa nữa.

Anh phóng viên trẻ đó đã có một việc làm rất “người” bằng cây bút của mình, là giương cao giá trị lương tâm. Thực vậy, lương tâm con người có thể tha thứ cho lầm lẫn, thiếu xót hoặc thiếu hiểu biết mà không chấp nhận sự tàn nhẫn, hèn nhát, không biết loại bỏ cái xấu quá lớn, nằm trong tầm tay hay khả năng của mình, trước nguy hại của đồng loại. Người Công giáo viết báo mà bỏ quên lương tâm hay giấu mình trong sự “bình an chết” thì không thể sống tinh thần Tin Mừng được.

Dẫu sao thì người Công giáo khi viết báo cũng may mắn hơn vì có một trục chính để ý thức, để suy tư, để viết mà tỏ bày sự thật. Trục chính đó chính là Đức Giêsu Kitô.

Nhưng chưa chắc cách suy nghĩ, cách viết ôm theo trục chính là Đức Kitô mà được yên thân, vì không phải xã hội nào cũng đón nhận tinh thần Tin Mừng; và còn mỗi người, mỗi nhóm, mỗi tập thể lại nhận ra chân dung của Chúa Kitô ở mức độ khác nhau, dẫu cùng một niềm tin.

Vậy, tôi có thể nghĩ, người Kitô hữu cầm bút nên hướng suy tư của mình vào một Giáo Hội hiệp nhất. Thông điệp của bài viết phải thể hiện được sự chân thật (CHÂN), phải mang âm hưởng của sự lành, sự thánh thiện (THIỆN) và phải trình bày cái đẹp (MỸ) dưới chiều kích của Tin Mừng.

Bài viết của người tin vào Chúa Kitô không phò trợ cho sự thống trị bằng bạo lực, không ve vuốt sự cao ngạo của bất cứ ai, không tung hô bất công, không ru êm để người ta ngủ quên trong hèn nhát….mà phải làm cho người đọc nhận được kết quả lao động trí óc của mình là BÌNH AN, HÒA BÌNH NHÂN ÁI, CÔNG LÝ và YÊU THƯƠNG.

“Lạy Chúa, xin mở rộng tầm con mắt của con để con quan chiêm những điều kỳ diệu trong luật Chúa.”

Thiên Ân

Oct 24, 2008

member list giới trẻ 2008 (update)


Click vào hình để download file member list

TẢN MẠN MỘT CHÚT........

Nếu điện thoại di động được phát minh cách đây khoảng 2000 năm?

Thánh Giuse và Mẹ Maria chỉ cần bấm số gọi cho nhau “Nè, con có đi với em (anh) không?” là sẽ phát hiện ra ngay đã bị lạc mất "nhóc" Giêsu nơi đền thờ. Bởi vậy cho nên, Thánh Giuse và Mẹ Maria đã phải vất vả cực nhọc đi tìm con sau cả ngày bị lạc.

Hai môn đệ trên đường Emmaul khi nhận ra người đang nói chuyện với mình là Thầy Giêsu sẽ bốc máy ra nhắn tin cho mấy ông tông đồ còn ở trong thành “Tụi tui vừa gặp Thầy, đúng là Thầy sống lại rồi”. Bởi vậy cho nên, hai ông đã phải tất tả lội ngược về báo cho các tông đồ, thông tin đi trễ mất mấy ngày!

Bà Maria Madalena sáng sớm ra mồ Chúa phát hiện mồ trống sẽ đứng lại “giữ nguyên hiện trường”, chỉ cần bấm máy gọi mấy ông tông đồ ra xem. Bởi vậy cho nên, bà đã phải chạy về, rồi các ông mới chạy ra, lỡ đâu trong lúc đó có kẻ gian làm “xáo trộn hiện trường” thì không biết phải làm sao.

Chiều lễ Tiệc Ly, Chúa Giêsu cùng các tông đồ dùng bữa cuối trước khi Chúa chịu khổ hình. Sau khi các môn đệ ngồi vào bàn, bánh và rượu đã sẵn sàng, Chúa Giêsu nói “Hôm nay là một ngày quan trọng, Thầy chuẩn bị ban cho anh em phép Thánh Thể. Nhưng trước tiên anh em vui lòng tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung, ai muốn nghe thì vui lòng ra ngoài…”. Bởi vậy cho nên, ngày nay người ta đi Lễ mà điện thoại reng reng liên tục. Tại vì thời Chúa chưa có điện thoại di động, nên trong Kinh thánh không có chép câu nhắc nhở này. Cũng tại thời đó hổng có điện thoại di động, nên thời bây giờ mới phát sinh lắm câu hỏi hóc búa như thế này:

- Không biết giữa giám đốc, hay thậm chí là chủ tịch hội đồng quản trị (hay ai lớn chức hơn nữa) và Thiên Chúa, thì ai to hơn nhỉ? Không biết giữa cuộc họp của công ty và Thánh lễ, cái nào quan trọng hơn nhỉ? Không trả lời được, vì

o Cuộc họp thông thường: người chủ trì xướng câu nhắc nhở quen thuộc trước khi bắt đầu, mọi người lấy điện thoại ra điều chỉnh, ai muốn nghe thì thậm thụt cúi xuống gầm bàn, nói khe khẽ, hoặc chạy ra ngoài ngay lập tức. Ông giám đốc nào khó tính, cấm tiệt luôn không cho sử dụng điện thoại trong lúc họp, tất cả đều tuân thủ răm rắp, tắt hẳn điện thoại, cứ điện thoại mà reng lên một tiếng thì bảo đảm người đang nhét điện thoại trong người mặt mày xanh lét, miệng xin lỗi rối rít, và nhanh tay tắt máy (Phép lịch sự tối thiểu mà lỵ!)

o Trong nhiều Thánh lễ: chuông điện thoại reng reng liên tục, thậm chí có người còn vô tư trả lời ngay tại chỗ, át cả tiếng Cha giảng, mặc xác những ánh mắt dòm ngó của những người xung quanh. Có thể bỏ qua cho điện thoại reng một lần, vì quên hay sai sót gì đấy, nhưng điện thoại reng lại hai ba lần nữa thì khó giải thích quá.

- Người ta có thể tắt điện thoại trong các buổi họp quan trọng kéo dài ba bốn giờ, hoặc thậm chí cả ngày, nhưng chỉ một giờ Thánh lễ cho cả một tuần bảy ngày lại không thể sao? Có phi vụ làm ăn quan trọng tới vậy cơ à?

- “Phát minh của con người” thì quan trọng hơn “Đấng sáng tạo ra con người” à?

- Điện thoại là vật để con người sử dụng, hay là vật sử dụng con người mà phải lệ thuộc và “sợ” nó đến thế?

- Muốn khoe “tui đây xài điện thoại di động”? Hay chạy ra chạy vô liên tục để trả lời điện thoại là vì “tui là người rất quan trọng và vô cùng bận rộn”?

- Chúa trên Thánh giá không đưa mắt nhìn (chính xác là “lườm”) người có điện thoại reng vô kỷ luật (như ông giám đốc thường làm) nên người ta chả cảm thấy sao cả...

- Không biết có giáo xứ nào liệt cái “điện thoại di động” vào danh sách các vấn nạn chung với mấy vụ như “đi lễ từ xa” (đứng tít ngoài đường, thậm chí không biết trong nhà thờ lễ đang...tới khúc nào), “con giận Chúa rồi” (ngồi quay lưng vào nhà thờ, ngắm đường xá bên ngoài), hay “lời tỏ tình trong giờ Lễ” (tâm sự trên xe máy),…chưa nhỉ?

Có một lần đi lễ, chắc hẳn nhiều người trong nhà thờ khoái chí muốn vỗ đùi cái đét, khi Cha giảng ngưng hẳn bài giảng để nhắc nhở cái vụ điện thoại di động, vì cứ 5 phút thì cùng một tiếng chuông lại cứ reo lên với âm lượng cả nhà thờ cùng nghe?!?

Đi lễ phải nghe tiếng chuông điện thoại di động reo chói tai mà cứ chép miệng “Giá mà thời Chúa Giêsu đã có điện thoại di động…”

Saigon đêm mưa

LẠI SUY NGHĨ TỪ MỘT BÀI BÁO

Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Lại suy nghĩ từ một bài báo - JB Nguyễn Hữu Vinh 24/10/2008



LẠI SUY NGHĨ TỪ MỘT BÀI BÁO

Báo Hà Nội mới ra ngày 13 tháng 10 năm 2008 có đăng bài viết “Họ cần sớm tỉnh ngộ” của tác giả Anh Quang. Xin trích một số đoạn:

“Hai công viên mới khánh thành - hai lẵng hoa đẹp giữa lòng thành phố ngàn năm tuổi lại là “những chiếc gai” trong mắt những thế lực thù địch đang mù quáng theo đuổi âm mưu đen tối chống phá đất nước Việt Nam. Luật pháp đã được thực thi, lợi ích của nhân dân là trên hết. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã làm thất bại những âm mưu, biến các khu đất - nơi xây các công viên này thành “điểm nóng” tôn giáo”.

“Nhưng sự thật thì chẳng có sự quản thúc hay theo dõi nào. Ông Ngô Quang Kiệt mặc dù đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như tổ chức, ủng hộ giáo dân đòi đất trái pháp luật, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm dân tộc, coi thường vị thế Việt Nam...”

“Sau những ngày lầm lỡ nghe theo lời kích động của một số linh mục, giáo sỹ, nhiều giáo dân phải bỏ quê, bỏ việc lên Hà Nội làm những việc vi phạm pháp luật, giờ đây, khi có dịp quay lại các khu đất 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng - nơi họ đã từng “bám trụ” hàng tháng trời để “giữ đất”, thấy các công viên đẹp lung linh, nhiều người cảm thấy hối hận về những việc mình đã làm”.

Đọc những lời trên, người ta dễ dàng thấy rõ ý đồ của tác giả Anh Quang. Ngoài việc kết tội các tờ báo trên mạng, thì đó là sự xuyên tạc và vu cáo, lập lờ đánh lận con đen, không chịu nhìn nhận sự thật của vấn đề, còn kết tội cả cộng đồng giáo dân và giáo sĩ một cách tùy tiện, khơi sâu thêm mối hiềm khích và tạo sự mất đoàn kết dân tộc tại hai vu việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ.

Điều đó càng làm cho những người hiểu biết thấy rõ ràng tư tưởng bóp méo sự thật là không hề có thay đổi đối với tác giả và tờ báo này. Càng thể hiện một tư duy cũ kỹ là sự nói lấy được, bất chấp sự thật. Đó cũng là tư duy báo chí có quyền kết tội thay tòa án, một điều mà nhiều tờ báo vẫn thường làm, với tư duy đây là báo nhà nước, muốn nói gì thì nói vì bà đỡ đằng sau là hệ thống nhà nước và luật pháp bao che?.

Qua vụ việc xử hai nhà báo gần đây cũng đã có hiệu ứng ngược của dư luận nhân dân dù trên mạng đã có những thông tin về việc định hướng báo chí trước khi xử. Qua hai vụ này người ta thấy bất cứ lúc nào, nếu cần, nhà nước có thể xử lý cả báo chí, dù với động cơ chống tham nhũng hay mục đích nào, vấn đề là có xử lý hay không mà thôi.

Tính nghiêm minh của pháp luật, nhiều khi đã bị coi thường bởi chính báo chí làm gương là vậy. Nếu nhà nước xử lý đúng luật báo chí đã nêu, thì không chỉ có hai nhà báo này, mà rất nhiều nhà báo, nhiều tờ báo phải ra trước vành móng ngựa để chịu trách nhiệm về việc vu cáo cá nhân cũng như các tổ chức xã hội qua hai vụ việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ vừa qua. Thế nhưng, tất cả các cơ quan pháp luật vẫn nín thinh. Những tờ báo kia vẫn tiếp tục lăng mạ, phỉ báng, kết tội vu cáo và làm nhục người khác một cách thản nhiên.

Điều người ta đặt câu hỏi là tại sao, một nhà nước dân chủ, pháp quyền mà những hành động vi phạm pháp luật trắng trợn đó đã không được xử lý trong khi nhà báo chống tham nhũng thì bị vào tù? Nhất là khi mà đất nước đang bị nạn tham nhũng làm cho điêu đứng thì những hành động đó nói lên điều gì? Điều gì sẽ xảy ra với lòng tin của người dân?

Phải chăng, chỉ vì TGM Ngô Quang Kiệt chỉ là một thủ lĩnh của cộng đồng giáo dân, không là một đảng viên cộng sản như ông thứ trưởng nọ?

Nói về hai vườn hoa, trước hết, cần trả lời rõ câu hỏi này: Nếu không có việc cầu nguyện, đòi đất của những người Công giáo vừa qua, Thành phố Hà Nội có xây dựng hai công viên nói trên vì “lợi ích của nhân dân là trên hết” hay không? Nếu giáo dân không cầu nguyện, nói lên ý nguyện của mình, liệu bây giờ hàng phở, chỗ gửi xe, hồ bơi kia có kết thúc những tháng ngày gây nhức nhối trong lòng người giáo dân cũng như lương dân hay không? Liệu ngôi nhà Tòa Khâm sứ đã được ngân hàng nào đó dỡ sàn, dỡ mái có trở thành thư viện hay không?

Nếu không có những cuộc cầu nguyện và việc đòi đất, thì ngay tại khu Tòa Khâm sứ xưa, đã mọc lên ngôi nhà bảy tầng mà người ta đã thấy mô hình của nó gần chục năm trước. Liệu ngôi nhà đó có dỡ đi làm vườn hoa vì lợi ích nhân dân là trên hết hay vì lợi ích của ai? Hay đã thêm một New Century như ở ngay cạnh đó một thời làm nhức nhối lương tâm người Hà Nội, làm xấu hổ đất thủ đô ngàn năm mà vụ án đã được khởi tố chưa lâu?

Nếu không có những tháng ngày kiên trì bám trụ cầu nguyện của giáo dân, liệu bây giờ khu đất Thái Hà có trở thành công viên hay đã trở thành những lô đất bán chác cho tư nhân? Liệu ngôi nhà chiếm cả hàng trăm mét vuông khu đất đó, lại chiếm cả nửa đường đi của cán bộ nào đó có biến khỏi vị trí đó hay không?

Nếu không trả lời được câu hỏi đó, thì thiết nghĩ cũng không nên nói câu “Lợi ích của nhân dân là trên hết” để trở thành phản cảm. Người dân khi được nghe như vậy, đâu có phải không suy nghĩ, đâu chỉ có mỗi biết ơn? Họ sẽ biết ơn hay họ chạnh nghĩ rằng mình chỉ là cái bình phong, chỉ là con bung xung để giải quyết vấn đề khi không thể khác.

Vì vậy, xin đừng quá lời tự tâng bốc và làm cho những lời lẽ đẹp đẽ kia thành những điều hài hước. Thực chất, những lời nói đó còn có hại cho uy tín của nhà nước và sự đoàn kết xã hội hơn sự im lặng rất nhiều. Bởi chưng, ít nhất người dân không nghĩ rằng những lời nói đẹp đẽ dành cho họ, chỉ là những lời nói lấy được đầu môi để nhằm che đậy sự thật đằng sau đó.

Đừng để xã hội phải có thói quen cảnh giác với những sự thật đằng sau những lời hoa mỹ mà lẽ ra phải được nói lên bằng chính con tim mình.

Hai vườn hoa được báo chí mô tả là hai “lẵng hoa”, là thành công để mừng Hà Nội ngàn năm tuổi…Nếu những công trình mừng Hà Nội ngàn năm tuổi được thi công nhanh chóng như hai vườn hoa, thì tôi tin rằng người dân Hà Nội sẽ chẳng có điều gì phải kêu ca. Nhưng, chỉ có hai vườn hoa được thi công một cách “đặc biệt” này, cũng là một đề tài và câu hỏi cho những người dân có suy nghĩ.

Hà Nội ngàn năm tuổi, đâu chỉ cần những vườn hoa mà để có nó đã để lại những nhức nhối trong lòng dân tộc (dù là một bộ phận, một con người) khi không được giải quyết minh bạch, đúng lý hợp tình và quang minh chính đại? Hà Nội ngàn năm tuổi, đâu cần những công trình đươc xây dựng cấp tốc, lãng phí như đánh giặc, được canh giữ bởi nhiều lực lượng và dây kẽm gai, người dân phải bãi trường, bãi bỏ việc buôn bán và sinh sống cũng như để lại nhiều dấu tích cho những người liên hệ. Chính những cách làm đó, đã biến hai khu đất này thành “điểm nóng tôn giáo”.

Chính cách tuyên truyền một chiều, bóp méo và vu cáo bất chấp sự thật đã kích động giáo dân kéo đến những nơi đó để chứng kiến và làm tăng thêm sự bất ổn định tình hình trị an. Nhất là khi mà súng hơi cay, những nhóm gọi là “thanh niên tình nguyện” và “quần chúng” được huy động cùng với lực lượng hùng hậu cảnh sát, chó nghiệp vụ… được sử dụng, thì mặc nhiên đã biến nơi đó không chỉ là điểm nóng.

Bài báo nói về những giáo dân cầu nguyện rằng “nhiều người đã thấy hối hận” khi thấy công viên đẹp lung linh? Xin hỏi, “những người” đó là ai vậy? Báo HNM có đưa được địa chỉ của 1 người giáo dân thật đó không? Xin thưa, muốn có một chút sự thật mà đến hỏi những người cầu nguyện thật sự, đừng theo cách dối trá như đã dùng những giáo gian khi phỏng vấn phải gỡ bỏ huy chương ra khỏi ngực, cũng đừng có việc họ đến đó để ra về thì ký vào danh sách lĩnh tiền nào, thì tôi tin rằng đó là việc tìm kim đáy biển. Những người đến đó cầu nguyện, họ thỏa mãn được lòng ham muốn tìm hiểu sự thật và đòi công lý được thể hiện, họ đã hành động bằng niềm tin, bất chấp những khó khăn mà họ gặp phải.

Những điều đó, thiết nghĩ tác giả Anh Quang và báo Hà Nội mới, có cơ quan ngay cạnh không thể không biết và nếu có tự trọng, có suy nghĩ chắc không thể không nhận ra.

Việc kết tội TGM Ngô Quang Kiệt, thiết nghĩ chỉ là một trò vô bổ và càng làm cho hệ thống báo chí mất mặt trước mọi tầng lớp nhân dân. Những người có lương tri khi sự thật được tìm hiểu thấu đáo, chắc chắn chẳng có ai dại dột đặt niềm tin vào những trò rẻ tiền và bỉ ổi này.

Những hành động đánh đòn hội chợ vừa qua đối với cá nhân TGM Ngô Quang Kiệt bằng những lời lẽ cắt xén nhằm vu cáo đã được những người quan tâm tìm hiểu và người ta có thái độ thế nào, chắc hệ thống truyền thông cần làm một phép thử để biết lòng tin của họ vào mình đang ở đâu. Không chỉ người công giáo đã thể hiện thái độ của họ như có những nơi đã tháo tivi, ăng ten đặt ra đường để rao bán đồng nát, mà ngay cả những cán bộ, những người dân không công giáo đã rất bức xúc và cảm thấy xấu hổ cho việc tuyên truyền bằng sự dối trá ngang nhiên đó.

Những lời kết tội như: “Ông Ngô Quang Kiệt mặc dù đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như tổ chức, ủng hộ giáo dân đòi đất trái pháp luật, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm dân tộc, coi thường vị thế Việt Nam…” đã thực sự làm hại đến uy tín của chính nhà nước mang danh là nhà nước pháp quyền XHCN. Bất cứ ai vi phạm pháp luật cũng đều phải bị xử lý. Nếu không xử lý, thí chính các cơ quan thi hành pháp luật đã vi phạm pháp luật.

Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã vi phạm pháp luật ở những điểm nào? Theo điều luật nào, căn cứ và chứng cứ có những gì? Tất cả đều phải căn cứ vào những chứng cứ pháp luật cụ thể. Tất cả báo chí đều không hề đưa ra được chứng cứ có giá trị pháp lý nào ngoài những lời kết tội và thóa mạ Ngài. Cơ quan pháp luật HN đã làm gì với những “vi phạm pháp luật” của Ngài nếu có? Đã có biên bản nào được lập, đã có chứng cứ, lời khai nào?

Cho đến nay, chỉ có cái “công văn cảnh cáo” lạ đời của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo mà người ta đang thắc mắc về tính pháp lý của nó. Cơ sở nào để ông CT ra cái công văn lạ đời đó? Câu hỏi chưa được ai trả lời thỏa đáng theo đúng nguyên tắc pháp luật?

Nếu không có cơ sở, căn cứ, chứng cứ cụ thể để đưa lên những lời kết tội đó thì chính những cơ quan tuyên truyền kia, những nhà định hướng kia đã vi phạm pháp luật rất nặng nề và nghiêm trọng, đã góp phần lớn cho sự bất ổn xã hội và chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.

Đến nay, những chứng cứ đưa ra chứng minh TGM Ngô Quang Kiệt vi phạm pháp luật chưa thấy đâu, nhưng những chứng cứ vi phạm pháp luật từ các cơ quan báo chí, tuyên truyền đã rõ hơn cả ban ngày, đã có đơn thư khiếu nại… Nhưng các cơ quan pháp luật đang lặng như tờ?

Bài báo nói rằng, “sự thật thì chẳng có sự quản thúc hay theo dõi nào”? Những máy quay chĩa vào Tòa TGM Hà Nội một cách ngang nhiên được các phương tiện đưa tin bằng hình ảnh, những thực tế mà người nào cũng có thể thấy khi đến Tòa TGM là gì? Nó chắc được gắn lên để cho vui? Để thể hiện sự quan tâm đến tự do của những người ở Tòa TGM? Pháp luật nào cho phép làm những điều đó?

Bài báo đã lập lờ nêu lên những con số cơ sở, công trình tôn giáo tại Thủ đô được sự quan tâm của các cấp chính quyền được sửa chữa lại với số tiền 570 tỷ đồng “từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp của nhân dân và từ các nguồn khác”… “Các hội, đoàn tổ chức Công giáo tăng nhanh, từ hơn 100 hội, đoàn nay đã có hơn 200 hội đoàn với gần 10 nghìn hội viên…”? tính 10 năm lại đây.

Xin hỏi: trong các cơ sở tôn giáo đó, nhà nước đã quan tâm sửa chữa được bao nhiêu? Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc đó, những nhà thờ, nhà nguyện và cơ sở của công giáo được mấy xu để sửa chữa? Có tính những kinh phí để sửa chữa các công trình, cơ sở của công giáo mà nhà nước đang quản lý, sử dụng vào đó không? Tại sao điều đó cũng không minh bạch được lại phải lập lờ đánh lận con đen như thế?

Xin hỏi lại cho rõ: Những hội đoàn này của Công giáo do ai lập nên? Nhà nước đã lập nên họ hay chính từ những nhu cầu của bản thân họ mà phải lập nên? Những hội đoàn này có được hưởng ngân sách nhà nước như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh Niên, Hội Nông dân và muôn vàn hội khác… kể cả cái Ủy ban Đoàn kết Công giáo mà xa lạ với công giáo kia đang bám vào ngân sách nhà nước, là nguồn tiền từ người dân đóng góp, nuôi dưỡng?

Xin thưa, cho đến nay Giáo hội Công giáo Việt Nam, tổ chức xã hội của một bộ phận dân tộc, vẫn chưa được công nhận như những tổ chức xã hội khác, kể cả là tư nhân, thì đừng nói chuyện kể công lao đoàn này hội khác và những thành tựu của người công giáo là do ơn mưa móc của ai. Bằng chứng là ngày nay, những cá nhân, công ty tư nhân có quyền mở các trường đào tạo tư thục, bệnh viện tư nhân… nhưng các tổ chức giáo hội Công giáo có nhiều khả năng và mong muốn góp phần xây dựng đất nước thiết thực qua những hành động đó thì không.

Như vậy có bình đẳng và công bằng không? Nếu không, ông kể lể công lao làm gì? Hay lại vẫn tư duy muôn thuở không khí mày thở là do ơn tao, cơm mày làm ra ăn là do công tao…

Bài báo thể hiện một cách tính công theo tư tưởng xin – cho. Tư tưởng này cần được lên án, những quyền đương nhiên của người dân, phải trả lại người dân. Điều này đã ít nhất một lần các cán bộ chính quyền đã được nghe lời nói thẳng từ TGM Ngô Quang Kiệt: “Tự do tôn giáo là quyền, không phải sự ban ơn. Chính quyền của dân, do dân thì phải tạo điều kiện cho dân” – Câu nói “Trung ngôn nghịch nhĩ” này có thể làm những người có tư tưởng cán bộ là cha mẹ của dân mà quên đi định nghĩa của ông Hồ Chí Minh rằng “Cán bộ là đầy tớ của dân” phải khó chịu.

Nhưng không ai có thể phủ nhận sự đúng đắn và chính xác của câu nói đó. Trên lý thuyết và đường lối mà người dân đã được biết xưa nay từ nhà nước, điều đó phải được khẳng định là hoàn toàn đúng. Tất cả văn bản luật pháp đề công nhận đó là “quyền” của mỗi người dân được pháp luật bảo vệ.

Nghĩ một cách sâu xa, những bài báo như trên, đã đi ngược lại đường lối chung mà đảng cộng sản Việt Nam đã ghi trên giấy trắng mực đen cũng như Hiến pháp Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần minh định về việc xây dựng tình đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh Việt Nam.

Sức mạnh Việt Nam được huy động đúng đắn, sẽ là một sức mạnh vô địch mà bất cứ thế lực xâm lăng nào cũng phải bó gối đầu hàng. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó một cách đáng tự hào.

Tiếc rằng, hệ thống báo chí dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, đã không nhìn thấy hậu quả lâu dài của nó. Tiếc rằng, những bài báo dạng đó vẫn xuất hiện rất nhiều và một cách ngang nhiên. Đó là sự sỉ nhục với Công lý, Hòa bình, tình đoàn kết đồng bào dân Việt, một mục tiêu mà cả dân tộc này đã và đang theo đuổi.

Thiết nghĩ rằng: Để có một sự đoàn kết thật sự trong lòng dân tộc, để một đất nước được phát triển, dám kiêu hãnh ngẩng cao đầu với thế giới bên ngoài, không cảm thấy nhục nhã, hèn kém khi đi ra thế giới văn minh, để được “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mong muốn mà ông Hồ Chí Minh đã nói, thì đất nước này, dân tộc nào cũng cần những điều căn bản: Công lý, Sự thật và Hòa Bình.

Đất nước Việt Nam quật cường bốn ngàn năm chống ngoại xâm, xây nền độc lập bằng bao máu xương của biết bao thế hệ nhằm để đưa lại hạnh phúc cho nhân dân này lại càng cần CÔNG LÝ, SỰ THẬT VÀ HÒA BÌNH hơn bao giờ hết, bởi đó là nền tảng để xây xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Hà Nội, Ngày 24 tháng 10 năm 2008
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bài học cảnh giác khi làm việc với quan chức và chính quyền Cộng sản Việt Nam: HÃY CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ

Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Bài học cảnh giác khi làm việc với quan chức và chính quyền Cộng sản Việt Nam: HÃY CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ - Song Hà 23/10/2008



Bài học cảnh giác khi làm việc với quan chức và chính quyền Cộng sản Việt Nam: HÃY CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ

Vụ giáo dân Thái Hà và Tòa Tổng giám mục Hà Nội đòi đất đã đem lại nhiều điều thú vị và kinh nghiệm cho giáo dân và các đấng bậc trong giáo hội khi làm việc với quan chức và chính quyền cộng sản.

Các linh mục thường bằng những suy nghĩ đơn giản và bác ái, tự trọng của mình lại cứ nghĩ là mọi người, nhất là quan chức chính quyền cũng có lòng tự trọng và bảo tín.

Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã dính quả lừa quá ngọt của quan chức CSVN khi được hứa hẹn đưa Thánh giá và kêu gọi giáo dân về để chính quyền thu xếp trả lại khu Tòa Khâm sứ cho đỡ mất mặt. Có người còn chắc chắn là cán bộ cao cấp của nhà nước đã vào gặp Ngài và thề thốt trả lại sau khi Nguyễn Tấn Dũng đến gặp Nhà thờ. Ngài cũng nghĩ là họ có tự trọng mà giữ chữ tín cho đáng mặt con người, chưa nói là quan chức nhà nước. Thực tế thì Ngài đã nhầm, cán bộ cộng sản đâu phải người thường.

Chưa đầy ba bảy hăm mốt tháng sau, việc xây dựngvườn hoa vội vàng, khởi công ban đêm đập phá tất cả những gì vướng mắc, bảo vệ bằng công an và chó, phong tỏa lối ra vào Tòa TGM, Dòng Mến Thánh Giá, bãi bỏ việc học hành của học sinh mấy trường gần đó đã là câu trả lời ngược một cách trắng trợn.

Chưa hết, ngày 20 tháng 10 được mời rất trịnh trọng ra UBND Hà Nội, Ngài đã tâm sự những điều tâm huyết với đất nước, với chính quyền bằng tấm lòng ngay thẳng. Tưởng thế thì chẳng ai dám và có gan để nói ngược vấn đề. Nhưng một lần nữa người dân lại thấy mánh khóe tráo trở của cán bộ cộng sản khi mình mất cảnh giác. Câu nói chân thành bằng tâm huyết của một người yêu nước của Ngài đã bị xuyên tạc không ngượng ngùng và bất chấp lương tâm để đẩy Ngài thành tên tội phạm. Ngài đã nhầm tưởng họ cũng là con người.

Khi những đơn thư phản ứng khiếu nại của Tòa TGM đến cơ quan báo chí, hai linh mục Nguyễn Trọng Cung và linh mục Nguyễn Văn Lý được mời đến tòa soạn báo An ninh Thủ đô để nghe thông báo là bài do cấp trên gửi xuống đăng thì họ sẽ có chứng cứ, chỉ có thế. Buổi gặp không lập biên bản.

Trong các cuộc phỏng vấn báo chí, truyền hình, nhiều nạn nhân đã mất cảnh giác khi bị cắt cúp, lồng ghép cho mình những điều vu cáo thóa mạ những người vô tội. Nhưng nạn nhân không có cách nào có thể bào chữa, không biết kêu ai. Những câu chuyện tưởng như thân mật thường tình, nhưng khi đã vào ống kính đài TH, thì những hình ảnh đó sẽ bị lợi dụng không thương tiếc bằng những kỹ xảo bất nhân và những ngón đòn cao thủ mặc cho nạn nhân oan uổng. Điển hình những vụ việc đó là các linh mục, giáo dân và những xứ họ đã phản ứng bóc trần bộ mặt của đài báo nhà nước. Thư của GM Vũ Huy Chương là điển hình, vụ ở Nam Dư cũng thế.

Vụ đánh giáo dân trên đường Thái Hà trước con mắt hàng vạn người dân phố và người qua lại, nhưng hôm sau thì chính quyền Hà Nội trở giọng chối bay.

Vụ xịt hơi cay vào giáo dân cầu nguyện, nhà nước mà đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật là ông Nguyễn Đức Nhanh đã không ngượng mồm chối bai bải. Thậm chí hành động của các cha dòng Chúa cứu thế ổn định trật tự cũng được dùng để vu váo là kích động giáo dân làm loạn.

Khi những chứng cứ đưa ra đầy đủ phim, ảnh thì cả hệ thống nín thinh.

Những giáo dân Thái Hà muốn có cuộc đối chất với quan chức, thì từ Nguyễn Đức Nhanh đến Quận Đống Đa đều không có động tĩnh và từ chối. Nhưng sau đó Nguyễn Đức Nhanh đã mời những “giáo gian” đã chối bỏ giáo xứ, làm tay sai đến để lấy nguyện vọng giáo dân? (Trong đó có tên Tâm là phó Chủ tịch UBDK Công giáo Quận, người đã gỡ huy chương để trả lời phỏng vấn báo đài và ký nhận vào danh sách đi khánh thành vườn hoa) để lấy những lời dối trá, bịa đặt đê tiện.

Vì thế nên trong cuộc làm việc với UBND Quận Đống Đa, các linh mục nhất thiết yêu cầu lập biên bản, linh mục Vũ Khởi Phụng đã phải gí sát micro vào miệng Phó Chủ tịch Quận để bắt nói rằng hôm nay làm việc không có biên bản, không có cam kết. Cũng vì thế nên cả mấy kẻ làm truyền thông nô lệ ở đó không thể lợi dụng được hình ảnh Cha Phụng trong cuộc họp hôm đó.

Vì thế mà những cuộc gặp gỡ ông Nguyễn Đức Nhanh cũng phải ghi âm, những buổi làm việc với UBNDTP Hà Nội cũng được ghi âm, ghi hình.

Cũng may có những hình ảnh và âm thanh vậy mà Đức Tổng Kiệt mới được cộng đồng dân chúng Việt Nam nhìn nhận như một anh hùng và làm báo đài nhà nước mất tín nhiệm thảm hại khi công bố nội dung buổi làm việc. Nếu không, tin chắc rằng chúng sẽ không ngại làm càn.

Với cách nghĩ thánh thiện người công giáo, ít ai nghĩ đến những mưu ma chước quỷ có thể được dùng không kể đến lương tâm con người. Nhưng với cán bộ và chính quyền cộng sản, mọi điều có thể xảy ra.

Vì vậy, bài học cho tất cả các đấng bậc, linh mục cũng như giáo dân và cả nhân dân nói chung là cần cảnh giác cao độ khi tiếp xúc với cán bộ, chính quyền cộng sản cũng như báo đài nhà nước.

Một giáo dân khi biết tường tận sự việc đã đề nghị trước khi đi làm việc với cán bộ nhà nước, các vị cần có tấm biển để ngay bên cạnh mình ghi rằng “CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ” để nhắc nhở tinh thần cảnh giác thường xuyên.

Mọi cuộc làm việc phải được minh bạch, chứng cứ rõ ràng, phải lập biên bản, xác nhận đầy đủ, đề phòng bất trắc.

Trong lịch sử Giáo hội qua nhiều năm dưới thời Cộng sản, đã có nhiều vị chức sắc của Giáo hội ngấm ngón đòn chơi bẩn này, nhất là khi được cán bộ Cộng sản kết thân. Hãy coi chừng, nhiều vị đã ngậm đắng nuốt cay mà không thể nói với ai. Cũng không thiếu những người đã phải im lặng mà chấp nhận làm tay sai cho chúng.

Đó là bài học không mới, nhưng đầy tính thời sự không một người giáo dân, tu sỹ và nhân dân nào được phai lãng.

“HÃY CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ”

24/10/2008

Song Hà

Chính quyền hạ giảm “tội trạng” của các giáo dân Thái Hà

Chính quyền hạ giảm “tội trạng” của các giáo dân Thái Hà

Trà Mi, phóng viên đài RFA
22-10-2008

Công an Hà Nội cho biết đã kết thúc điều tra và chuẩn bị đưa ra tòa xét xử các giáo dân dính líu đến vụ đập phá bức từơng ở khu đất tranh chấp ở giáo xứ Thái Hà.

Công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vừa triệu tập các giáo dân dính líu đến vụ đập phá bức từơng ở khu đất tranh chấp ở giáo xứ Thái Hà hiện đang được tại ngoại, để thông báo kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ lên Viện kiểm sát nhân dân chuẩn bị đưa ra toà.

Kết thúc điều tra, truy tố

8 giáo dân bị truy tố trách nhiệm hình sự vì đã tham gia đập phá bức tường tại khu linh địa Đức Bà thuộc giáo xứ Thái Hà bao gồm các ông Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải, Phạm Chí Năng, Lê Quang Kiện, cùng các bà Nguyễn Thị Việt, Nguyễn Thị Nhi, Ngô Thị Dung, và Lê Thị Hợi.

Trừ bà Nhi và bà Dung, 6 ngừơi kia đã lần lựơt được tại ngoại với điều kiện không được rời khỏi nơi cư trú để chờ ngày ra toà.

Hai giờ chiều ngày 20/10, ngoài ông Năng, những ngừơi đang được tại ngoại đồng loạt nhận lệnh triệu tập đến công an quận Đống Đa để nghe thông báo kết quả điều tra và quyết định khởi tố của cơ quan chức năng.

Bà Hợi, người được tại ngoại sau một thời gian bị giam giữ, thuật lại:

Hôm qua chúng tôi xuống thì người ta hạ thấp tội cho mình xuống, người ta bảo là thôi bây giờ không truy tố tội “phá hoại tài sản của công ty dệt may Chiến Thắng” nữa mà bây giờ chỉ truy tố tội “gây rối mất trật tự công cộng”.

Có bà Việt, ông Kiện, cháu Hải, cháu Hùng, và tôi đến, tổng cộng 5 ngừơi. Còn ông Chí Năng thì không thấy có. Họ nói là hoàn tất công việc điều tra xong rồi. Bây giờ trả về Viện Kiểm Sát từ 10-20 ngày nữa thì Viện sẽ gọi mình, là sẽ ra toà đấy ạ.”

Chồng bà Hợi là ông Lân, người được thông báo phạt hành chính vì có dính líu tới vụ việc, có cùng bà Hợi đến buổi triệu tập của công an quận Đống Đa hôm 20/10, xác nhận thêm:

Lúc đầu bị bắt thì bị cáo buộc là vi phạm điều 143 Bộ luật hình sự, nhưng sau đó người ta lại khởi tố tội “gây mất trật tự công cộng”, theo khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự.

Tất cả đều như thế hết ạ. Có 8 ngừơi tất cả thì hôm qua có 5 ngừơi đến nhận tờ thông báo đó. Còn cô Nhi và cô Dung thì vẫn còn ở trong trại giam. Hôm qua thì ông Năng không thấy có mặt.”

Ông Hải, một trong số những trường hợp cũng bị khởi tố trong vụ này nhưng không bị bắt giam ngày nào vì đã tự nguyện ra trình diện với chính quyền ngay từ ban đầu, cho biết:

Tôi có được gọi lên và đưa cho một tờ giấy quýêt định khởi tố của công an quận Đống Đa về tội danh “gây rối trật tự công cộng”.

Tất cả sẽ được đưa lên toà án xét xử về tội gây rối và được huỷ bỏ tội danh “phá hoại tài sản”. Chưa có một quyết định nào về phiên toà cả vì bây giờ vẫn còn đang đợi Viện kiểm sát.”

Giảm bớt tội danh

Theo lời thuật lại của những ngừơi có mặt tại buổi triệu tập hôm 20/10 với công an quận Đống Đa, không thấy có sự hiện diện của ông Năng dù ông cũng được tại ngoại như 5 trường hợp kia.

Để tìm hiểu nguyên do, chúng tôi liên lạc với ông nhưng không được gia đình ông cho gặp, nhưng ngừơi con trai của ông lại xác nhận rằng có cùng cha mình ra công an quận hôm 20/10 nhưng không cho biết thêm chi tiết:

Hôm qua tôi cũng có lên trên quận Đống Đa, bình thường không có chuyện gì hết. Muốn biết chi tiết chị có thể hỏi bên công an, nhưng tôi được biết, hôm qua tôi cũng có lên đó, thì hồ sơ người ta đã chuyển lên Viện kiểm sát nhân dân rồi.”

Còn hai người liên can vẫn đang bị biệt giam là bà Nhi và bà Dung. Tình trạng của họ ra sao? Họ có được giảm bớt tội danh như những ngừơi đang tại ngoại hay không? Chúng tôi hỏi thăm anh Thanh, con trai bà Dung, và được biết:

Từ ngày 24/9 tức từ ngày mẹ tôi ra trình diện ở công an tới giờ, gia đình tôi cũng chưa đựơc gặp. Những ngừơi đi trình diện trên công an và đựơc tại ngoại cũng nói là công an cho biết do mẹ tôi không chịu nhận hành vi đập phá bức tường đó là sai. Họ bảo bây giờ nếu nhận sai thì họ mới cho về.

Cái tội truy tố mẹ tôi là “huỷ hoại tài sản”. Còn hiện giờ cũng chưa thấy họ thay đổi tội danh gì với mẹ tôi. Gia đình tôi cũng đựơc phép gửi quà hàng tuần cho mẹ tôi thôi, chứ tới giờ cũng chưa đựơc gặp.”

Ông Kiện, trong cuộc trao đổi với chúng tôi ngay hôm được tại ngoại 8/10 sau 40 ngày bị biệt giam ở Công an quận và trại giam Hoả Lò cũng cho biết rằng trong suốt thời gian bị cầm giữ để điều tra, không đựơc tin tức gì với ngừơi thân bên ngoài: “Tôi bị biệt lập một chỗ không có tin tức gì bên ngoài vào.”

Gây rối trật tự

Dù được giảm bớt tội danh so với ban đầu nhưng các bị can đều cho rằng hành vi đập phá bức tường của công ty may Chiến Thắng và những thiệt hại mà họ gây ra không đến nỗi bị quy tội nặng nề như thế.

Bà Hợi bày tỏ: “Họ phạt mình tội gây rối mất trật tự như thế, đất của hội thánh thì họ đã lấy làm vườn hoa rồi mà bây giờ lại phạt tội mình theo khoản 2 như thế là quá nặng. Xem Bộ Luật hình sự thấy mức phạt cho tội danh đấy là từ 2-7 năm tù.”

Ông Năng, trong buổi nói chuyện với chúng tôi cách đây vài tuần, cũng cho rằng tội danh và những bản án dành cho sai phạm bộc phát mà ông và các giáo dân khác đang đối diện là quá nặng nề so với các vụ xử quan tham cố ý gây thiệt hại kinh tế hàng triệu đô la:

“Cái đó thì quá nhỏ so với những vụ án như PMU18 hay vốn ODA quốc tế quá lớn mà người ta còn làm như thế nào. Còn vụ của tôi chỉ có 3 phút đồng hồ do bộc phát thôi, chứ không phải do chủ ý.”

Dù vậy, các đương sự liên can trong vụ việc giờ đây không cách gì hơn là chỉ hy vọng, cầu mong cho công bằng và công lý được tôn trọng trong phiên toà sắp tới, như lời chia sẻ của ông Kiện:

“Xin mọi người can thiệp để có sự công bằng, chân lý, và sự thật, để chúng tôi khỏi bị oan ạ.”

Trong số 8 giáo dân bị khởi tố, có 2 người ngay từ đầu không bị bắt giam là ông Hải và bà Việt. Ông Năng bị giam 15 ngày, bà Hợi 30 ngày trứơc khi được tại ngoại. Ông Kiện bị giam 40 ngày và ông Hùng 6 ngày.

Cả hai cùng được tại ngoại hôm 8/10 vừa qua. Chưa có tin tức gì về hai trường hợp còn bị biệt giam là bà Nhi và bà Dung.

Nhà nước tiếp tục hạ uy tín ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt


Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Nhà nước tiếp tục hạ uy tín ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt - Hiền Vy , RFA 21/10/2008



Nhà nước tiếp tục hạ uy tín ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt

Hiền Vy, RFA
2008-10-21

Ngày 15 tháng 10 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện ngoại giao quốc tế rằng sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô Q Kiệt ra khỏi giáo phận Hà Nội.

Ông Nguyễn Thái Thảo giải thích việc này là nhằm theo tâm niệm chung của người dân và giáo dân thủ đô

Trong khi đó tại Sàigòn, thì vào tuần trước, tại thành phố HCM, trong những buổi họp Công đoàn của thành phố, công đoàn viên đã nhận được 1 văn bản trong đó đề nghị tuyên truyền bài báo đăng tải việc TT NTD tiếp đoàn đại diện Công Giáo. Bài báo được đăng trên trang mạng của nhà nước trong đó có đoạn, rằng thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng đã không hài lòng “những việc làm sai trái của Tổng Giám Mục Hà Nội” và “yêu cầu TGM Ngô quang Kiệt phải nghiêm túc tự xem xét lại hành vi của mình …”

Đừng khơi dậy khi mọi sự đã yên bình

Hiền Vy đã tiếp xúc với giáo dân trẻ trong nước về vụ việc này, mời quí thính giả nghe phản ứng của họ.

“Hôm rày chuyện giáo xứ Thái Hà đã lắng dịu bớt rôì, anh em giáo dân không ai muốn bạo động xảy ra nữa, trên tinh thần chỉ có cầu nguyện và hướng về đó để cầu nguyện thôi, thì vừa đây lại có việc là đưa ra những trang web đó, in ra, rồi đề nghị phát động và tuyên truyền ra. Tự nhiên khơi dậy vấn đề đó ra! Khi được tuyên truyền như vậy, em là người công giáo thì em không hiểu là có vấn đề gì mà lại bảo là, khi đã tuyên truyền rồi thì lại còn phải xem coi dư luận xã hội như thế nào chung quanh vấn đề đó. Thật sự là không hiểu được mục đích của nhà nước là như thế nào. Bây giờ mọi sự đã bình yên rồi thì cứ để cho nó bình yên trôi qua để người dân được sống yên bình, nhất là giáo dân Công giáo, chỉ muốn sự bình yên “tốt đời đẹp đạo”

Đó là phản ứng của cô Tâm, một công đoàn viên sau buổi họp công đoàn.

Còn cô Tiên, người đã được đọc văn bản của Liên Đoàn Lao Động TP HCM gửi tới liên đoàn lao động quận, huyện Công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty, và các cấp tương đương… với nội dung đề nghị triển khai thực hiện trong các báo cáo định kỳ về dư luận xã hội, liên quan đến bài báo về cuộc gặp gỡ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hội đồng giám mục, thì cho rằng:

“Không có một người con nào lại tự ý đi bêu rếu cha mẹ của mình, tức là, em là giáo dân, vị chủ chăn là cha mẹ của em mà cha mẹ của em làm đúng, không làm sai, làm đúng chức năng bổn phận của mình, rất là đúng.

Rồi lại còn dạy dỗ con cái là phải biết cái đúng, thì lên tiếng, cái sai, lên tiếng để xây dựng nhau, để giúp nhau đi lên, chứ không phải mang nó ra để dè bĩu nó để làm nó xấu hỗ, muối mặt, bỏ trốn đi …

Không có người cha, người mẹ nào làm điều đó hết thì tại sao nhà nước lại muốn những người con đi bán đứng cha, bán đứng mẹ của mình, đi nói xấu, bêu rếu cha mẹ của mình. Những người con đó không ai làm điều đó. Sẽ không ai làm điều đó”

Cô Tâm cũng nói về chỗ đứng của các vị chủ chăn:

“Là một người Công giáo thì Giám mục, Linh mục hoặc Tổng giám mục, Hồng y đối với họ thiêng liêng lắm vì đại diện cho Đức Kito. Cái việc đưa ra bài này làm cho tinh thần của người Công giáo hoang mang”

Đề cập đến 1 đoạn viết trong bài báo rằng, đức TGM HN đã sai trái khi phát biểu câu nói, mà đã bị cắt xén trên báo đài: “… chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam,… ” Cô Tâm có ý kiến:

“Tiếng Việt phải đặt vào ngữ cảnh thì nó mới có cái nghĩa chính xác nhất của ngôn ngữ tiếng Việt. Bình thường mà không có một cái ngữ cảnh thì chưa chắc gì Đức giám mục Ngô Quang Kiệt thốt ra lời như vậy.

Một cái hoàn cảnh nào đã đưa đến để rồi cuối cùng họ bực dọc quá, họ mới phát ra một câu nói như vậy. Phải ở một ngữ cảnh nào đó thì câu nói đó mới phát sinh ra từ miệng của Đức giám mục Ngô Quang Kiệt thôi”

Tạo nên sự chia rẽ

Trong khi đó cô Tiên cho rằng:

“Tôi nghĩ ngài TGM Hà nội không có một ý nào nói đến sự sỉ nhục quốc thể mà chỉ là muốn nhắc nhở toàn thể người dân cùng khoát tay nhau để làm cho đất nước tốt đẹp hơn, sánh vai ngang bằng với các nước Đông Nam Á xung quanh”

Cô Tâm rất bức xúc về việc Công đoàn phát động chiến dịch tuyên truyền về vụ việc này:

“Bên Công Đòan thì phát động chung như vậy trong môi trường đi làm, cho anh em được biết rồi xem coi cái phản hồi của anh em, cái dư luận như thế nào … Mọi người đang bình yên, tự nhiên đưa một vấn đề cho người ta rối lên, người ta xào xáo, người ta bàn luận với nhau, để làm gì trong khi những vấn đề đó không ảnh hưởng gì đến người ta hết.

Đâu nhất thiết phải đưa ra một tiếng vang lên để thăm dò chỗ này, thăm dò chỗ kia như vậy thì em thấy chẳng hay”

Theo cô thì chẳng cần phải gây nên sự mâu thuẫn trong dân chúng:

“Những vấn đề đó bây giờ mà lại đưa ra để bàn cãi để gây một tiếng xôn xao lên rồi bắt đầu tuyên truyền cho mọi người thì vô tình khơi gợi lại cái vấn đề đã qua rồi.

Trong bài viết đó nói về cuộc gặp gỡ, rồi vẫn lại xuay quanh vấn đề Đức TGM Ngô Quang Kiệt, tức là đề nghị Hội đồng giám mục là yêu cầu Ngô Quang Kiệt hãy tự xem xét lại hành vi của mình, tự ăn năn, tự hối cãi lại, tự biết mình đã sai phạm. Cái điều đó chẳng cần phải loan báo

Và cô mong rằng mọi việc sẽ được xếp lại:

“Em là một giáo dân, em chỉ mong rằng vấn đề này không nên được tuyên truyền nữa. Coi như là dĩ vãng thì hãy để cho nó qua, cho người dân được sống yên bình”

Còn cô Tiên thì khẳng định rằng giáo dân vẫn chỉ biết cầu nguyện mà thôi:

“Mình không thể nào thắng được vì mình là người có lòng nhân. Nếu mình muốn thắng được thì mình phải ác hơn, phải xấu hơn họ thì mới thắng được, cho nên chỉ còn một cách là cầu nguyện, lại tiếp tục cầu nguyện mà lại cầu nguyện yêu thương kẻ thù mình.

Người mình yêu thương nhau rất là dễ, ai yêu mình mình yêu lại người đó, chuyện đó là chuyện bình thường trong cuộc đời nhưng yêu thương kẻ thù của mình điều đó là điều khó làm nhất mà mình phải cố gắng làm”

UBND Hà Nội đề nghị thuyên chuyền Đức Tổng Giám mục

Thái Hà - Tòa Khâm sứ: UBND Hà Nội đề nghị thuyên chuyền Đức Tổng Giám mục - Trà Mi, RFA 17/10/2008



UBND Hà Nội đề nghị thuyên chuyền Đức Tổng Giám mục

Trà Mi, RFA17-10-2008
17-10-2008

Trong một diễn tiến chưa bao giờ xảy ra, hôm 15/10, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam rằng sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội.

UBND Hà Nội gặp đại diện ngoại giao các nước

Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban, giải thích việc này nhằm thể theo tâm nguyện chung của người dân, giáo dân thủ đô.

Trà Mi hỏi thăm một số giáo dân-giáo sỹ trong nước để ghi nhận cảm nghĩ và phản ứng của họ về việc này:

Ủy ban nhân dân Hà Nội tổ chức buổi gặp gỡ để thông tin và giải đáp với đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam về căng thẳng đất đai giữa chính quyền với Giáo hội Công giáo, một động thái chưa từng thấy khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên.

Báo Hà Nội Mới trích lời ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban, phát biểu tại cuộc họp này khẳng định “nguyên nhân của các vụ việc là do một số giáo sỹ đứng đầu là Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo” “cố tình vi phạm pháp luật”.

Anh Hoàng, một giáo dân tại Hà Nội không kèm được bức xúc trước lời lên án này:

“Cái cội rễ của vấn đề là những cán bộ làm việc sai lệch, làm lòng tin người dân vào chính quyền bị mất hoàn toàn. Người ta cũng chỉ muốn nói lên tiếng nói, nỗi phẫn uất, không hài lòng của dân về cách xử sự của chính quyền cũng như những chính sách về đất đai không hợp tình hợp lý. Tất cả những gì chính quyền Việt Nam nói ra bây giờ thì những người hiểu biết, hiểu bản chất vấn đề, sẽ không tin nữa.

Vì sao giáo dân lại làm như vậy? Vì đất đai của người ta mà ông đến chiếm dụng bất hợp pháp. Đến khi người ta đòi hỏi quyền của người ta, ông không giải quýêt một cách thấu đáo mà ông lại dùng công cụ bạo lực về quân sự, về chính quyền để đàn áp người ta, thì có hợp lý hay không? Báo đài nói người Công giáo vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến an ninh.

Vậy thử hỏi xem mấy nghìn cảnh sát, an ninh, cơ động đến đây, rồi kêu gọi cả đám nghiện hút đến đấy đập phá tường rào nhà thờ, doạ giết cha Kiệt, cha Khải. Vậy không phải là mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia là gì? Cho quân đội đến xịt hơi cay trong khi người ta đang cầu nguyện ôn hoà, đấy không phải vi phạm pháp luật à?”

Một người Công Giáo khác tên Huy từ Thái Bình góp lời:

“Theo em, việc làm của các Cha và Đức Tổng là hoàn toàn đúng. Nguyên nhân chính là do cách quản lý và giải quyết vấn đề về đất đai, về pháp luật chưa thật sự chặt chẽ và thuyết phục để giải quyết vấn đề triệt để, và nó cũng không phù hợp với luật pháp về đất đai so với trên thế giới.”

Một vị linh mục cao niên ở miền Bắc tỏ ra bất bình về lời buộc tội của chính quyền đối với người chủ chăn Giáo phận Hà Nội:

“Cái đó là các vị ấy nói vậy thôi chứ còn Đức Tổng cũng nêu lên những bức bách nhằm xây dựng hợp với mục tiêu của nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng. Công bằng tất nhiên ai cũng phải hiểu là quyền sở hữu phải được tôn trọng mà phải trao lại cho chúng tôi sau 40 năm chứ?”

Nỗi bất bình của những người được hỏi chuyện dâng cao khi nhắc đến lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo với đại diện ngoại giao các nước rằng “theo tâm nguyện chung của người dân, giáo dân thủ đô”, Hà Nội “sẽ đề nghị thuyên chuyển” Đức Tổng Kiệt “ra khỏi Giáo phận Hà Nội”.

Thuyên chuyển chức sắc trong Giáo hội không do quyết định của nhà nước

Giáo dân ở Hà Nội lên tiếng:

“Ông ấy nói thuyên chuyển Đức Tổng đi chỗ khác là thể theo nguyện vọng và mong ước của người dân. Câu đó thật là buồn cười. Ông ấy nói mà chả suy nghĩ gì cả. Bảo Việt Nam là một nước dân chủ, văn minh, tiến bộ, cán bộ là công bộc của nhân dân, một đất nước do dân, vì dân, vậy ông có dám hỏi giáo dân bình thường xem họ có đồng ý không khi chính quyền Hà Nội đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng? Em đảm bảo người ta không dám hỏi đâu.

Chúng em cảm thấy Đức Tổng thật là có phúc vì Ngài sống và chíên đấu cho sự thật. Chính quyền thật sự đang rất lo vì họ đã hiểu thế nào là một Đức Tổng Giám mục.”

Chị Hồng, giáo dân tại Thái Hà, quả quyết việc làm của chính quyền Hà Nội là phản ánh quan điểm của nhà nước chứ không thể hiện đúng nguyện vọng của đại đa số người dân:

“Em không nghĩ là như vậy. Chắc chắn mọi người đã biết đâu đúng, đâu sai, đâu là sự thật. Theo em và những người công giáo xung quanh em thì lời nói đó là không đúng. Bởi vì mọi người đều biết sự thật không như báo đài đăng tải.

Bọn em được nghe, và đựơc đọc những lời phát biểu của Đức Tổng, và em nghĩ là chẳng có lý do gì mà lại phải như thế. Việc nhân sự trong giáo hội thì nhà nước không có quyền can thiệp ở đây.”

Giáo dân ở Thái Bình đồng tình:

“Việc đấy hoàn toàn không thể. Bất kỳ giáo dân nào cũng luôn ủng hộ những gì Đức Tổng và các linh mục đã làm. Việc bảo là “theo ý nguyện chung của giáo dân Hà Nội thì thật sự em cảm thấy không thoả đáng cho lắm.”

Vị linh mục ở ngay Giáo phận miền Bắc phản đối ý định của chính quyền Hà Nội:

“Tôi nghĩ cái đó không thuộc thẩm quyền xã hội bởi vì Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có bản quan điểm nói rằng Đức Tổng làm đúng chức năng của một giám mục dám nói lên sự thật.

Hai nữa, trước pháp luật nhà nước Ngài cũng không vi phạm gì mà đơn phương các vị nói là không đủ tư cách, phải rời khỏi Hà Nội nọ kia, thì đấy là đơn phương các vị thôi chứ thật sự quan điểm của Ngài rất rõ ràng, trong sáng.”

Một linh mục từ Giáo phận Huế khẳng định:

“Cái đó thuộc về Đức Thánh Cha và Toà thánh chứ làm gì có chuyện đó được, từ xưa đến giờ đã có chuyện đó đâu. Đức Tổng là chủ chăn do Đức Thánh Cha đặt, quyền của Chúa ban. Và dù Ngài có ở đâu đi nữa, cho đến chết, thì Ngài cũng vẫn là Tổng Giám mục của giáo phận Hà Nội. Ngài có đủ tư cách và thẩm quyền để thi hành chức vụ của một vị Tổng Giám mục.”

Linh mục ở Hà Nội:

“Theo tôi nghĩ chắc việc này không thể xảy ra đựơc. Chúng tôi đang hy vọng đối thoại với từng các cấp để nhận ra một điểm là các vị Ủy ban hơi nóng vội, hơi độc quyền để lên án và chỉ định một cách không đúng.”

Dẫu việc bổ nhiệm hay thuyên chuyển chức sắc trong Giáo hội không thuộc quyền quyết định của nhà nước, nhưng với tình hình ở Việt Nam và dựa vào những gì đang diễn ra trong thực tế, nhiều người e rằng:

“Ở một đất nước mà chính quyền như hiện nay, chỉ có một đảng, thì em nghĩ rằng họ muốn làm gì cũng được, nhưng đằng sau nó còn âm ỉ nhiều thứ lắm: mong ước nguyện vọng của người dân, của giáo dân. Nếu như việc này xảy ra nó có thể đánh động đến cả Giáo hội hoàn vũ, hoặc sẽ để lại trong lòng người dân nhiều “biến chuyển”.

Tâm nguyện của chính các tín hữu Công Giáo như thế nào? Họ có thể làm gì để nguyện vọng của mình được lắng nghe?

“Nguyện vọng duy nhất của người Công giáo vẫn là bền bỉ cầu nguyện. Đối với nhà nước thì mong họ có cái nhìn sáng suốt hơn thì người dân sẽ đỡ hơn, sống hạnh phúc hơn, chứ bây giờ thật ra chính quyền chính xác là bố, là mẹ của nhân dân rồi, chứ không phải là công bộc của nhân dân nữa.”

“Bây giờ chúng em cũng không biết làm sao, chỉ cầu mong cho sự thật, công bằng được hiện diện ở trên đất nước Việt Nam này thôi ạ”.

“Trong lúc này để vấn đề chuyển biến tốt đẹp hơn thì quả rất khó. Cùng hoà đồng với giáo dân, em sẽ cầu nguyện, mong rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp.”

Oct 3, 2008

HÌNH LỄ KHAI TRƯƠNG VƯỜN HOA HÀNG TRỐNG

Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Hình Lễ khai trương Vườn hoa Hàng Trống 03/10/2008



HÌNH LỄ KHAI TRƯƠNG VƯỜN HOA HÀNG TRỐNG















































Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Hình Tòa Khâm Sứ 1.10.2008

Thái Hà - Tòa Khâm sứ: Hình Tòa Khâm Sứ 1.10.2008 01/10/2008



Hình Tòa Khâm Sứ 1.10.2008























Oct 2, 2008

HĐGMVN gặp Thủ tướng Dũng, vẫn là luận điệu cũ

Thái Hà - Tòa Khâm sứ: HĐGMVN gặp Thủ tướng Dũng, vẫn là luận điệu cũ - Pv Vietcatholic 02/10/2008



HÀ NỘI - Tối nay 01 tháng 10,trong bản tin Thời sự lúc 19g có đưa tin Hội Đồng Giám Mục do Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn dẫn đầu, sau cuộc họp đã vào gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bà con rất vui mừng vì Hội Đồng Giám Mục sau cuộc họp đã có sự nhất trí cao qua bản tỏ bày Quan Điểm, bây giờ là lúc gặp gỡ đối thoại cao cấp giữa Giáo Hội và Nhà nước. Những người cùng coi TV với chúng tôi, trong lòng ai nấy lúc đầu cũng lóe lên tia hy vọng và chú ý lắng nghe.

Ông Thủ tướng trước hết nói Ông tỏ ý vui mừng cuộc gặp gỡ này và bắt đầu "hô khẩu hiệu", nghĩa là không có gì mới, chẳng qua chỉ là khẳng định lại những gì nhà nước làm trong vụ Tòa Khâm sứ và Thái Hà là hoàn toàn đúng.

Theo tin tức từ Cổng TTĐT Chính phủ thì Ông Thủ tướng cho rằng: "những lời nói và hành vi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã làm giảm sút lớn uy tín của ông trong cộng đồng Công giáo Việt Nam và trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và chính quyền Hà Nội, giữa Nhà nước và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nghiêm túc tự xem xét lại những hành vi của mình để có cử chỉ sửa mình và hành động thiết thực để khắc phục những sai trái vừa qua, và mong muốn Hội đồng Giám mục Việt Nam với tinh thần đồng đạo và vì lợi ích chung hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Giám mục Kiệt nhiều hơn nữa, trước hết là chấp hành đúng pháp luật." (Trích theo Cổng TTĐT Chính phủ)

Như vậy, chẳng những Ông thủ tướng không nhận ra sự thực, hoặc đã nhận ra, nhưng cứ tiếp tục như con đà điểu chui đầu xuống cát tránh né sự thật tỏ tường -- được báo chí quốc tế và nhiều diễn đàn đã lên án -- Ông thủ tướng còn tiếp tục cố chấp trong lập trường cà hành động của mình. Nhận định của ông Thủ tướng đối với uy tín của ĐTGM Ngô Quang Kiệt là hoàn toàn sai với nhận định của những người hiểu biết (trừ ra là những người dân không Công giáo chất phác bị chính quyền dùng truyền thông láo toét vu oan). Nó hoàn toàn sai sự thật. Nhận định và lời khuyên của ông Thủ tướng chắc chắn là gáo nước lạnh tạt vào mặt các cụ trong HĐGM, làm tắt ngúm niềm tin không phải chỉ của những người theo đạo Công Giáo mà cho tất cả nhân dân cả nước, trừ bọn đảng viên cs và bọn xôi thịt.

Lộ mặt gian trá- cắt đứt con đường đối thoại chân thành

Trong đêm Giáo dân Thái Hà cầu nguyện bị xịt hơi cay, một số người đã thấy một quan chức cao cấp đậu xe ngoài đường, dùng điện thoại di dộng liên tục chỉ đạo từ xa cho bọn du côn đàn áp và hành hạ giáo dân đang cầu nguyện lúc đó. Nhưng với áp lực và bằng chứng của Giáo dân quá mạnh, người này đã phải xuất đậu lộ diện, ấm ớ một tí rồi tìm cách chuồn cửa sau.

Trong chuyện hôm nay, còn trơ trẽn hơn trên tất cả những sự trơ trẽn trên đời, chúng ta thử lật lại toàn bộ sự việc qua mới thấy bộ mặt lật lọng của các quan chức chính quyền.

Trước những bằng chứng không thể chối cãi, cùng sự quyết tâm của bà con Giáo dân hồi cuối năm 2007, ông Thủ tướng đã đến tận nơi gặp Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và CSVN đã phải dùng chiêu bài ngoại giao với Tòa Thánh Vatican can thiệp. Cũng chính TT Dũng đã đích thân sang tận Roma yết kiến Đức Giáo Hoàng để giáo dân vâng lời Tòa Thánh mà tạm chờ ông thực hiện lời hứa. Ông Thủ tướng đã hứa với Vatican là sẽ giải quyết vào thời điểm tháng 2 nghĩa là sau Tết âm lịch. Nhưng mãi đến tháng 8 lời hứa cũng không thực hiện và đã xảy ra vụ Thái Hà (15 tháng 8)

Rồi bạo lực đã xảy ra với dùi cui, roi điện, hơi cay… người ta đã có thể nghĩ địa phương làm bậy, bao nhiêu đơn gởi lên cấp cao nhất của cái gọi là nhà nước vẫn như mém vào hư không? Giáo dân vẫn thiện chí trông chờ. Rồi cả truyền thông xúm vô chửi bới. Cuối cùng là bạo lực cưỡng chiếm đất làm 2 công viên, phá vỡ cuộc đối thoại để tìm hướng giải quyết.

Cả thế giới lên tiếng, đài Vatican công bố nhà nước VN phản bội lời hứa. Các Giáo phận lên tiếng, Hội Đồng Giám Mục lên tiếng, rồi bà con các nước lên tiếng Hiệp Thông với Giáo Phận Hà Nội. Người ta vẫn tự hỏi ai đứng đằng sau chỉ thị cho UBND Hà Nội và Quận Hoàn Kiếm áp bức Nhân Dân? Câu trả lời đã có từ lâu thế này:

- Trước khi truyền thông Nhà nước lên tiến đồng loạt bóp méo sự thất, chính Ngài Thủ Tướng đã đến thăm Đài Truyền Hình và có chỉ thị riêng bật đèn xanh cho bọn bồi bút nên chúng mới hung hăng trơ trẽn như vậy.

- Khi công bố kế hoạch công viên Tòa Khâm Sứ, nhà đài mở đầu bằng câu “Được sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ”... Vì thế nay bộ mặt giả nhân giả nghĩa của ông Thủ tướng Dũng đã rõ ràng phơi bày trước Nhân Dân.

Mất hết niềm tin

Khi triều đại mới của Thủ tướng Dũng bắt đầu, nhân dân cả nước lóe lên niềm hy vọng có luồng gió mới qua cái dáng trẻ hơn các ông lão thành bảo thủ đi trước. Nhưng điểm lại cho đến bây giờ ông Thủ Tướng đã làm được những gì qua các con số thống kê đi xuống. Ông Thủ tướng nói nhiều nhưng lại vẫn một luận điệu cũ. Ngay trong cuộc họp hôm nay, ông thủ tướng lại một đàng khen rằng: "Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp trong tinh thần cùng chung lo việc đạo, việc đời, vì lợi ích chung của đất nước", nhưng đàng khác vẫn một luận điệu cũ rích: "Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về vấn đề đất đai là: Theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai, đồng thời, theo Nghị quyết 23 của Quốc hội khóa XI, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại cũng như không xem xét lại chủ trương và thực hiện chính sách về nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí, sử dụng từ ngày 01/7/1991 trở về trước".

Những lời hứa cuội và dối trá giờ đây không còn ma lực đánh lừa được Nhân Dân cả nước nữa rồi! Người ta còn nhớ gần đây thôi, trước biến động thị trường ông Thủ tướng lên TV tuyên bố giá xăng không tăng và… hôm sau tăng lên một cách khốn nạn hơn bao giờ hết: lên hơn 5000 đồng một lít –có phải lời nói đánh lừa dân chúng không???? Rồi khi xăng Thế giới xuống ông lại thanh minh “đáng lẽ xuống 2500 đ /lít nhưng để bù lỗ cho các Cty Xăng dầu nên chỉ xuống 1000đ/lít thôi". Mặc kệ nhân dân khốn khổ.

Còn nhiều và rất nhiều nữa, nhưng trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ kết hợp những gì xảy ra trên TV tối nay để thấy rằng không còn một chút gì tin vào lời nói của cái gọi là ông thủ tướng kia nữa.

Tối nay như một lời khẳng định, đảng cầm quyền CSVN đã đẩy những người đang tranh đấu cho Công lý vào chân tường, đưa họ vào thế phải đối kháng và tự vệ trước bạo quyền cộng sản!

PV VietCatholic

 
Graphic and Design by nldesign | Premium Blogger Themes