Search Our Blog
Jun 25, 2012
Đừng bao giờ viết tắt những từ này
Monday, June 25, 2012
tortoise
1 comment
Khi bạn nói lời cảm ơn (thanks) tới một ai đó, nghĩa là bạn đang biểu thị sự biết ơn của mình tới người đó. Bạn đang nói với người đó rằng, bạn thực sự đánh giá cao những gì mà người đó đã làm cho bạn. Nếu một ai đó ban tặng cho bạn một thứ gì đó mà không hề chờ mong nhận lại từ bạn (và thậm chí nếu họ có muốn thế đi nữa), thì bạn thực sự nên phải bày tỏ sự biết ơn của mình với họ.
Cách tốt nhất để bày tỏ điều này chính là nói lời cảm ơn (thank) tới họ, mà giới trẻ vẫn thường "gõ tắt" trong 2 ba từ như "thx" hoặc "10x" thậm chí là "ty" hoặc một vài cụm từ tương tự vậy. Tôi không thể tin được rằng, một ai đó thực sự biết ơn khi anh/cô ta thậm chí còn không có thời gian/công sức để gõ đầy đủ cụm từ "thanks", thay vào đó họ lại gõ tắt nó thành "thx" hoặc các cụm từ tương tự để 'đỡ tốn công' gõ.
Hãy nói lời cảm ơn một cách chân thành nhất, dù chỉ là qua những ký tự ngắn gọn như thế này
Một điều khác nữa là khi nói lời xin lỗi (sorry) tới mọi người. Người ta thường nói rằng lời "xin lỗi" luôn là câu nói quan trọng nhất và đồng thời cũng là từ 'khó khăn' nhất mà bạn phải nói ra. Nếu một ai đó nghĩ rằng, họ không cần mất công phải gõ toàn bộ cụm từ "sorry" mà thay vào đó lại sử dụng các cụm từ viết tắt như "sry" hay "soz" v.v…, thì tôi khó mà tin được rằng họ thực sự cảm thấy 'đáng tiếc' trước sự việc/hoàn cảnh ấy.
Nó giống với kiểu "Ô-kê, dù thế nào đi nữa, tôi cũng sẽ chỉ cần giải quyết sai lầm lớn mà tôi đã gây ra bằng lời nói sry".
Dù có thể bạn vẫn hiểu được những gì họ nói, nhưng làm sao bạn có thể cảm thấy sự đồng cảm, chia sẻ và thậm chí là sự "hối lỗi" của những người viết ra những cụm từ cụt ngủn, tối nghĩa như vậy?
Và từ thứ 3 là từ "please" – trong tiếng Việt từ này tương đương với từ: làm ơn, vui lòng …. và tất nhiên cũng không nên …"gõ tắt" từ này. Xét về ngữ cảnh sử dụng, nó hơi giống với từ "thanks", nó có nghĩa là "tôi sẽ đánh giá bạn rất cao nếu bạn giúp tôi giải quyết vấn đề này."
Nó sẽ chuyển đi một thông điệp nói rằng bạn là một người lịch thiệp, và tăng các cơ hội nhận được trợ giúp. Vì vậy xin đừng làm mất đi cơ hội lớn đó bằng cách sử dụng những cụm từ viết tắt như "plz" hay "pls", mà bản thân hành vi khi sử dụng các ‘từ tắt’ đó đã đi ngược với ý nghĩa cao đẹp của từ gốc được sử dụng.
Tôi thực sự không thể nhớ nổi còn có bao nhiêu từ viết tắt khác nữa mà giới trẻ đang sử dụng trong giao tiếp thư tín và văn bản hằng ngày, dù việc tóm tắt đó chỉ mang lại sự rắc rối khi gõ và "dịch" các thông điệp kia. Tôi cho rằng: Với các bạn trẻ, việc sử dụng các ngôn từ 'viết tắt' kia thực sự tạo ra sự thân thiện, thoải mái, cởi mở và một chút tinh nghịch, trẻ trung mang sắc màu @ khi giao tiếp với những người thân quen và hiểu những gì họ nói với nhau, và cũng biết chắc rằng người mà bạn đối thoại bằng ngôn từ đó sẽ không quá chú ý hay bận tâm về cách dùng từ đó của bạn.
Nhưng thực sự thì nó phù hợp với văn hóa 'chat' trên IM, Facebook, MSN… hơn là văn hóa giao tiếp trên các diễn đàn, thư từ , nơi mà mọi người thường dành nhiều thời gian của họ cho cộng đồng để giúp đỡ người khác một cách vô tư và gần như miễn phí.
Tại đó, bạn đừng nên viết tắt những cụm từ quan trọng về mặt biểu cảm như "thanks", "sorry" và "please", đơn giản bởi vì chúng là một trong những ngôn từ thể hiện mạnh mẽ nhất về sự biết ơn, tôn trọng, chân thành và sẻ chia.
(sưu tầm)
1 nhận xét:
tortoise nói rất đúng, ngôn ngữ tuổi teen làm mất đi sự tôn trọng của chữ viết và gây khó hiểu cho người đọc. Nên mọi người cần nên thận trọng trong câu chữ của mình.
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.