Search Our Blog

Jun 25, 2009

Linh mục thời hiện đại

Trích từ: http://news.montrealviet.com/?montrealVIET=News,29,2034

Trong cuộc đời làm công việc từ thiện giúp cho người nghèo, tôi cũng đã làm và gặp rất nhiều người cộng tác dưới mọi hình thức, miễn sao là có cơ hội tốt để nâng đỡ người nghèo vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Tôi rất khâm phục và kính nể cách làm việc xem ra mới lạ của vị linh mục trẻ tuổi đầy nhiệt huyết lo cho người nghèo bằng cách thu âm CD bằng tiếng hát của mình để có điều kiện lo cho người nghèo tại giáo phận Mỹ Tho.
“ Ở đây có ông Cha tốt lắm, còn trẻ mà lo cho người nghèo bằng tiếng hát của mình.” Đó là câu nói của ngừơi dân địa phương thường bảo nhau như vậy. Cha là linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang ( JB. Nguyễn Sang) đang làm việc tại giáo phận Mỹ Tho, hiện đặc trách giới trẻ giáo phận, là linh mục chánh xứ của nhà thờ Tân Hiệp với số giáo dân 600 người. Là một linh mục trẻ ra trường được 3 măm, vùng quê Cha sống và làm việc rất khó khăn về mặt kinh tế. Chính vùng đất phèn chua làm cho đời sống người dân không thể trồng trọt hay cày cấy, nếu có làm được lúa thì cũng mất mùa, may mắn thì không lỗ vốn. Tại vùng quê này Cha thấy có nhiều căn nhà dột nát, nhiều người bệnh tật sống trong những căn nhà lá đơn sơ tạm bợ, trẻ em thì nghèo khổ, thiếu thốn không có điều kiện đến trường. Đặc biệt người dân ở nông thôn, tất cả mọi sinh hoạt đều trên một giòng sông: ăn uống, tắm giặt… vì thế có nhiều người già bị bệnh đau mắt cườm, phụ nữ bị bệnh phụ khoa và trẻ em bị bệnh viêm mắt. Đứng trước cảnh nghèo và sống với người nghèo, nhìn thấy những căn nhà dột nát vào mùa mưa, thiếu nhi nghỉ học dỡ dang, người già không ai chăm sóc mà chỉ là gánh nặng cho con cháu…. Cha rất yêu thương họ mà không biết làm sao giúp họ. Đi xin tiền thì Cha không dám vì thời buổi hôm nay đời sống người dân rất khó khăn. Sau cùng Cha quyết định dùng tiếng hát của mình thu CD thánh ca để có tiền giúp cho người nghèo tại vùng quê này. Sau khi được sự chấp thuận của Đức Giám mục Giáo phận, Cha đã phát hành CD thánh ca đầu tiên là CD DẤU ẤN, đến hôm nay đã thực hiện tất cả được 8 CD thánh ca: DẤU ẤN, CÙNG MẸ CON DÂNG, ĐÊM TÌNH THÁNH, PHÙ VÂN, TÂM BÁNH CHO ĐỜI, LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG, LỚI TẠ TỘI CỦA ĐÁ và NGÀY TRỞ VỀ. Để thực hiện một CD thánh ca hoàn chỉnh Cha phải mất thời gian 3 tháng, với chi phí 2.000 USD. Bước đầu rất khó khăn về kinh phí, nhưng được sự giúp đỡ của những người quen( cho mượn) nên CD đã được phát hành như thời gian đã ấn định, để kịp thời giúp cho người nghèo tại vùng quê này. Hàng tuần sau khi sắp xếp công việc mục vụ giáo xứ, Cha đến xin làm lễ phát hành CD thánh ca tại một nhà thờ, chia sẻ công việc và hát cho giáo dân nghe. Công việc dần theo năm tháng, được nhiều người đón nhận trong sự yêu thương chan chứa tình người.

AN CƯ THÌ MỚI LẠC NGHIỆP
Công việc giúp cho người nghèo, Cha Sang đã làm gần 3 năm qua, đến nay đã làm tôi rất kinh ngạc đối với một người rất trẻ: 85 căn nhà đã được mọc lên từ vùng quê của giáo phận nầy và một số hộ nghèo khác tại các tỉnh miền tây. Cha đã giúp hơn 100 chiếc xe lăn cho người già bệnh tật và xe lắc cho người bán vé số, giúp đỡ cho 2500 ca mổ mắt cườm, giúp gạo hàng tháng cho 63 người già cả neo đơn.
· Năm nay cha sẽ tài trợ giúp cho 380 em học sinh nghèo không có tiền học từ lớp 6 đến đại học. Đây là những em học giỏi mà các giáo xứ gửi danh sách đến mà không có điều kiện đi học, Cha nói rằng: “ phải đầu tư việc học cho các em, chỉ có cái học mới giúp các em thoát ra cảnh nghèo”, và rồi quần áo, tập vở cho các em thiếu nhi tại đây và những vùng lân cận.
· Ai đến Cha cũng giúp không phân biệt tôn giáo. Điều quan trọng là giúp cho người nghèo được mái nhà che nắng che mưa, vì Cha nghĩ rằng “ an cư thì mới lạc nghiệp”. Lúc nào trong nhà của Cha cũng có gạo, vải, quần áo cũ, thuốc cảm, tập vở, xe lăn… để những ai đến Cha sẵn sàng giúp
· Trong số 85 căn nhà chỉ có 25 căn nhà là người Công Giáo, còn lại là những gia đình đạo Phật. Điều tôi đáng trân trọng nhất là việc làm của Cha không phân biệt tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo… Cụ thể cất nhà xong có người đến xin tiền mua tượng Chúa, có người đến xin tiền mua tượng Phật …Cha đều giúp họ để họ có nơi thờ tự.Được Cha dẫn đi thăm những căn nhà dột nát ( chuẩn bị cất) trông thật tội nghiệp và không ai nghĩ rằng đến bây giờ là năm 2009 vẫn còn tồn tại căn nhà như thế. Được chứng kiến niềm vui khôn tả của những gia đình sum họp bên bàn cơm trong căn nhà đơn sơ mà Cha đã cất, tôi thấy được niềm vui, hạnh phúc của người dân trên nét mặt của họ và tình thương của Cha dành cho họ rất nhiều. Cha nói rằng: “… cất nhà cho họ không phải là xong đâu, vào bên trong mình mới thấy họ thiếu thốn rất nhiều, có gia đình không có cái bàn cái chén ăn cơm, quần áo tơi tả, trẻ em không đi học chỉ vì không có tiền, có nhà chưa có điện thắp sáng, chưa có nguồn nước sạch … vì thế mình phải giúp họ thoát ra cái nghèo đói, tôi làm chỉ vì tình thương mà thôi, chính tình thương giúp tôi đến gần với họ bằng một tấm lòng trân trọng”. Mỗi căn nhà Cha Sang cất cho người nghèo trị giá với số tiền 700 USD, gồm bộ cột xi măng, mái tôn, tráng xi măng, chiều ngang 4 m, chiều dài 10-12 m… một điều xem ra rất bình thường trong cuộc sống nhưng đối với người nghèo ở vùng quê này là cả một tài sản quý báu mà họ nằm mơ cũng không thấy được. Còn biết bao nhiêu căn nhà chờ đợi và mong Cha bước đến. Con đường phía trước cũng còn nhiều khó khăn, tôi tin rằng Chúa luôn đồng hành và giúp sức cùng với Cha . Tôi nghĩ rằng, là linh mục thì ở nơi đâu, trong hoàn cảnh nào linh mục cũng vẫn là linh mục của Chúa, của sự thánh thiện, của những con người nghèo khổ, vì thế linh mục phục vụ cho Chúa qua tha thân đó chính là bản chất của đời sống Linh Mục trong thời đại hôm nay

ĐÔI MẮT LÀ CỬA SỔ TÂM HỒN
Chính nguồn nước trong đời sống sinh hoạt bị ô nhiễm đã làm cho người dân nghèo bị bệnh đau mắt cườm. Có rất nhiều người già đến xin đăng ký mổ mắt nơi Cha Sang. Ban đầu cũng có những nhà tài trợ giúp đỡ, nhưng dần về sau thì nguồn tài trợ cũng cạn dần, vì thế Cha phải tự giúp họ cho việc chi phí mổ mắt là 50USD một ca mổ. Nếu như bình thường một người đi mổ mắt cườm thì chi phí cho một ca mổ có khi lên đến 400USD, nhưng vì đây là chương trình mổ từ thiện nên Cha Sang chỉ trả cho bệnh viện có 50 USD mà thôi. Gần ba năm qua 2500 ca mổ mắt đã thành công. Niềm vui lớn nhất của người già sáng mắt là được nhìn thấy con cháu, nhìn thấy người thân yêu của mình. · Mỗi tháng hầu như đều có người đăng ký mổ mắt: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai…Mỗi lần dẫn người già đi Sài Gòn mổ mắt, Cha cùng với những người làm thiện nguyện đi đón họ từ 2 giờ sáng tại những nơi đã hẹn sẳn, đưa đến bệnh viện khám mắt, lo ăn uống và đưa họ về nhà sau khi sáng mắt. Việc làm này thường xuyên, hầu như mỗi tháng đều có lịch để mổ mắt cho người nghèo. Cha tâm sự : “ sau khi mổ mắt nhìn thấy họ sáng mắt, họ vui mừng ôm lấy người thân như vừa đi xa mới về…tôi cũng vui và hạnh phúc như họ, cứ như thế mà tôi say mê làm việc”. Thiết nghĩ phải có một tình yêu thương rất đặc biệt Cha Sang mới có thể hy sinh thời gian, công sức cho người nghèo. Tôi đọc được nơi Cha điều đó khi đi thăm những người già được sáng mắt.
· Cha Sang và các bà con được mổ mắt tại khu điều trị mắt , Thành Phố Hồ chí Minh , Việt Nam
· ….ĐẾN NHỮNG CHIẾC XE LĂN…RỒI XE LẮC
· Nhìn thấy trong nhà xứ có nhiều xe lăn, không kịp đợi tôi hỏi Cha nói ngay: “ Xe lăn là để giúp cho người già đi lại trong gia đình, tắm rửa, mỗi khi ăn uống và rất thuận lợi cho người chăm sóc. Riêng những chiếc xe lắc giúp cho người tàn tật vươn lên trong cuộc sống, là phương tiện mưu sinh, thường là họ đi bán vé số…

· GIỚI TRẺ – NIỀM TIN - TƯƠNG LAI CỦA GIÁO HỘI
· Là một linh mục chánh xứ lo công việc mục vụ giáo xứ và bác ái xã hội cho người nghèo, Cha Sang còn đặc trách giới trẻ của giáo phận. Đến thăm văn phòng làm việc của Ban Mục Vụ giới trẻ giáo phận Mỹ Tho, tôi thấy bầu khí làm việc của văn phòng rất trẻ trung, đúng với tên gọi của mình: Văn Phòng Mục Vụ Giới Trẻ. Hoạt động của văn phòng: Hỗ trợ việc làm cho người trẻ. Đã có nhiều bạn trẻ đến đây để đăng ký xin hổ trợ việc làm hay học nghề. Tư vấn tâm lý, hôn nhân gia đình. Tổ chức các lớp học cho người trẻ hoàn toàn miễn phí như: lớp cắm hoa, nấu ăn, đàn, trống, thổi sáo, múa hiện đại, múa dân gian….tạo thành một sân chơi bổ ích cho giới trẻ của giáo phận. Ngoài ra văn phòng còn cung cấp sách báo đạo đức, băng đĩa thánh ca cho người trẻ, nhu cầu tĩnh tâm cho giới trẻ các giáo xứ, hành hương…

· CẢM NGHIỆM
· …Rất tiếc không có nhiều thời gian để thăm người nghèo . Chia tay Cha ra về , tôi suy nghĩ rất nhiều về Cha, một hình ảnh linh mục của thời đại mới, linh mục hát cho người nghèo. Hình ảnh của Cha là một chứng nhân của niềm tin và tình yêu Kitô giáo, tình yêu không phân biệt và không ranh giới. Tôi tạm gọi những “người bạn” của Cha hàng ngày tiếp xúc là những người già, chị bán ve số, anh chàng xe lăn, em nhỏ nghèo đi học chỉ vài ba cuốn tập… những con người đang mời gọi Cha bước vào và đồng hành với đời sống của họ, vui buồn với họ, và Cha đã không ngần ngại bước vào. Tôi nhớ lời Chúa nói: “ Chính anh em hãy cho họ ăn…” Vì thế mà Cha đã và đang cho họ ăn từng ngày.
· Ước mong tiếng hát của Cha qua những bài thánh ca chất chứa tình Chúa và ca ngợi tình Mẹ, mỗi ngày sẽ bay xa và bay cao hơn. Bay cao để đưa mỗi người chúng ta đến gần với Chúa, bay xa để mọi người được gần nhau hơn, không còn sự ngăn cách giàu nghèo , chỉ còn đọng lại trong chúng ta là tình yêu thương đồng loại. Tiếng hát của Cha đượm nay sự thánh thiện của một linh mục dám sống, hy sinh và yêu thương người nghèo trong thời đại của vật chất, thời đại mà người giàu và người nghèo ngày càng có khoảng cánh xa hơn. Mong sao tiếng hát của Cha như là những thỏi bạc Chúa trao, luôn được sinh nhiều hoa trái thánh thiện, và xin cho tình yêu cũng như lòng nhiệt huyết của Cha luôn nóng bỏng và bền bỉ theo thời gian, hầu giúp cho người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo túng tại vùng quê này.
· Mời bạn cùng tôi hãy tìm một cuộc đồng hành cùng với Cha Sang qua những chiếc CD thánh ca , để Cha có điều kiện làm việc cho người nghèo. Thiết nghĩ mua CD không chỉ là để nghe nhạc thánh ca tìm đến với Chúa , mà đây còn là một trong các cách thức chúng ta làm việc bác ái giúp cho người nghèo kém may mắn hơn chúng ta. Mỗi CD bạn có trong tay chính là những viên gạch sống động mà chính bạn đã xây nên những căn nhà dột nát tại vùng quê này. Xin mỗi người hãy là cánh tay nối dài để cùng với Cha Sang ôm lấy những người nghèo qua những căn nhà dột nát, những người già bệnh tật cần đến chiếc xe lăn, đôi mắt cần được sáng tỏ và còn nhiều điều đang chờ đợi nơi tấm lòng rộng mở của mỗi chúng ta. Thiết nghĩ công việc này, niềm vui đó, hạnh phúc kia không chỉ của riêng ai, mà là của tất cả những ai được sinh ra trong cuộc đời này. Cám ơn Chúa , cám ơn cuộc đời này đã cho tôi nhìn thấy sự nghèo khổ và cảm nghiệm được hạnh phúc mình đang có để biết yêu thương chia sẻ cho người nghèo. Trở về cuộc sống hiện tại, tôi thấy lòng mình vui lên và biết rung động trước những cảnh nghèo khó. Hẹn gặp lại Cha và thăm người nghèo tại vùng quê này trong thời gian sắp tới. Hy vọng khi tôi trở lại sẽ có nhiều ngôi nhà mọc lên, có nhiều người được sáng mắt hơn nhờ tiếng hát của Cha và sự cộng tác của nhiều người./. ông việc mục vụ giáo xứ và bác ái xã hội cho người nghèo, Cha Sang còn đặc trách giới trẻ của giáo phận. Đến thăm văn phòng làm việc của Ban Mục Vụ giới trẻ giáo phận Mỹ Tho, tôi thấy bầu khí làm việc của văn phòng rất trẻ trung, đúng với tên gọi của mình: Văn Phòng Mục Vụ Giới Trẻ. Hoạt động của văn phòng: Hỗ trợ việc làm cho người trẻ. Đã có nhiều bạn trẻ đến đây để đăng ký xin hổ trợ việc làm hay học nghề. Tư vấn tâm lý, hôn nhân gia đình. Tổ chức các lớp học cho người trẻ hoàn toàn miễn phí như: lớp cắm hoa, nấu ăn, đàn, trống, thổi sáo, múa hiện đại, múa dân gian….tạo thành một sân chơi bổ ích cho giới trẻ của giáo phận. Ngoài ra văn phòng còn cung cấp sách báo đạo đức, băng đĩa thánh ca cho người trẻ, nhu cầu tĩnh tâm cho giới trẻ các giáo xứ, hành hương…

Jun 20, 2009

Trực lễ Chúa nhật 12 thường niên

Chào các bạn,

Các bạn nhớ đi trưc lễ chủ nhật đầy đủ nha, và để chốt danh sách đi Đà Lạt cho Cha nhe.

Chúc các bạn một ngày hạnh phúc và cuối tuần vui vẻ :D

Jun 18, 2009

Bài giảng thứ năm 18/06/2009

LẠY CHA CHÚNG CON

"Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: 'Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.' " (Mt 6,7-15)
Suy niệm: Gọi Thiên Chúa là "Cha" là điều mới mẻ trong lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy chúng mình. Yếu tố này đưa họ vào sống mối tương quan Cha-con với Thiên Chúa và làm cho lời cầu nguyện của Ki-tô hữu trở thành lời của người con thân thưa với Cha mình. Trong thời Cựu Ước, khi cầu nguyện, người Do Thái tránh gọi tên Gia-vê, ngoại trừ một lần duy nhất trong năm vào ngày lễ Đền Tội (Hc 50,20). Về phần Chúa Giêsu, Ngài muốn các Ki-tô hữu gọi Thiên Chúa là "Cha" như Ngài vẫn thường thưa với Thiên Chúa. Là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu nhận biết và qui hướng cuộc đời trần thế của mình về với Chúa Cha. Trong lời cầu nguyện, Ngài gọi Thiên Chúa là "Cha"; trong cuộc sống, Ngài tận dụng mọi lúc mọi nơi để sống đẹp lòng Cha. "Chính nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài" mà chúng mình cũng được gọi Thiên Chúa là "Cha."
Mời Bạn: Cầu nguyện với Thiên Chúa là "Cha" không chỉ là việc thay đổi tên gọi, mà còn là một đòi hỏi Ki-tô hữu sống đúng thân phận làm con đối với Ngài. Khi đọc kinh "Lạy Cha," bạn có tâm tình của người con thảo, nỗ lực sống đúng phận làm con với Thiên Chúa như Chúa Giêsu nêu gương không?
Chia sẻ: Vì sao chúng mình được gọi Thiên Chúa là "Cha"?
Sống Lời Chúa: Hiệp một lòng với Chúa Giêsu, bạn dùng Kinh "Lạy Cha" để thân thưa với Chúa Cha.
Cầu nguyện: Lạy Cha, trong Con Một yêu dấu của Cha là Chúa Giêsu, chúng con được làm con cái của Cha và sống nhờ Thần Khí của Cha. Xin cho con biết sống đẹp lòng Cha trong mọi hoàn cảnh.

Jun 17, 2009

Một số bài hát sinh hoạt (01)

1. Câu cá

Chiều nay em đi câu cá và mang rá theo bắt cua.
Làm sao cho được kha khá về cho má nấu canh chua.
Ơ kìa con cua. Ơ kìa con cua.
Mình đừng la lớn nó chui xuống hang.
Mình đừng la lớn nó chui xuống hang

2. Đường xa

Một hai ba con đường ôi xa quá.
Mỏi chân rồi mà đường vẫn còn xa .
Nhưng hôm nay nghe niềm vui thật lạ.
Chúng ta cùng nhau bước một hai ba.

3. Gặp gỡ đức KITÔ

Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình.
Gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Kitô chân thành mình gặp mình.
Gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh.
Nguồn suối nếu bế tắc thì dòng sông mau cạn khô.
Tình yêu không Kitô, ôi tình yêu sao cằn cỗi.
Vì Chúa chính nguồn suối, nguồn yêu thương vô biên
Nguồn yêu thương nối liền các hoang đảo giữa đại dương.

4. Nụ cười hồng

Nụ cười hồng, ta trao nhau như khúc hát cho bao lời thiết tha.
Nụ cười hồng ta trao nhau như ánh sáng muôn ngàn vì sao.
Trên môi như hoa tươi nở từng ngày trong những yêu thương.
Trên môi hoa xinh xinh, nụ cười hồng mãi mãi trao nhau.

5. Ca khúc từ ly

Rời tay phút chia ly lên đường nghĩa vụ.
Bạn ơi đừng quên nhé phút giây xum vầy.
Tay trong tay mình vui lên nhé.
Tim sắt se lòng thương não nề.
Vui ra đi sầu vương trên mắt.
Xa cách nhau mình nhớ nhau nhiều

Bài giảng thứ tư 17/06/2009

17/06/09 THỨ TƯ TUẦN 11 TN

Mc (6,1-6.16-18)

NỘI TÂM
"Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh." (Mc 6,18)
Suy niệm: Chúa mời gọi thính giả đi vào nội tâm cách khéo léo khi đưa ra những hình ảnh trái ngược nhau về cùng những việc đạo đức: bố thí, cầu nguyện, ăn chay. Một bên biểu diễn bên ngoài, một bên đi vào chiều sâu tâm hồn. Ba lần Chúa kết luận: "Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh." Mối quan hệ tôn giáo trước hết là với chính Thiên Chúa mà ta tôn thờ, chớ không phải là với con người, nên cần phải được phát khởi từ nội tâm, và qui về nội tâm, chứ không phải tô son đánh phấn, khua chiêng đánh trống bên ngoài. Quả là một bài học thiết thực và đáng cho ta lưu tâm, vì nếu không, ta sẽ dễ chạy theo thành tích, tìm kiếm tiếng khen để rồi rơi vào những hình thức hào nhoáng, nhưng hời hợt, bên ngoài thì hoành tráng còn bên trong rỗng tuếch.

Mời Bạn: Nhớ lại dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, một biệt phái và một thu thuế. Rà soát lại xem cung cách mình cầu nguyện, sống đạo, sống bác ái có thật sự phát khởi từ nội tâm, và chỉ qui hướng về Chúa là Đấng thấu suốt tâm lòng mình không.
Chia sẻ: Điều rất thật là trong tương quan giữa người và người, ai cũng muốn cái tâm, cái lòng, cái hồn của nhau, chứ không phải cái mã, cái vỏ, cái xác bên ngoài. Huống gì với Thiên Chúa là Đấng linh thiêng, thấu suốt mọi tâm hồn.

Sống Lời Chúa: Thứ tư hàng tuần, chúng ta học đòi gương thánh Giuse, một vị thánh của âm thầm nội tâm, sống cho bên trong hơn là bên ngoài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con tìm gặp Chúa trong sâu thẳm hồn con Amen.

Jun 10, 2009

Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu

Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu – B
Mc 14,12-16.22-26


P/S: Các bài đọc Chúa Nhật Mình Máu Thánh Chúa Giêsu (B) các bạn có thể xem tại đây:
BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT MÌNH MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU năm B



Tin Mừng :
(12) Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (13) Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. (14) Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: 'Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?' (15) Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta". (16) Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.
(22) Cũng đang bữa ăn, Ðức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy". (23) Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. (24) Người bảo các ông: "Ðây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. (25) Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa".
(26) Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu.

A.Hạt Giống …

Bài Tin Mừng tường thuật bữa tiệc Vượt Qua.
-Bữa tiệc này tưởng nhớ việc Thiên Chúa giải phóng dạn Ngài khỏi ách nô lệ Ai Cập. Trong bữa tiệc, người Do thái ăn thịt chiên để nhắc nhớ kỷ niệm ngày xưa nhờ máu chiên bôi lên thành cửa các nhà người Do thái má các con trai đầu lòng của họ được sống sót.
-Trong khung cảnh nhiều kỷ niệm lịch sử ấy, Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể trong đó Ngài ban thịt và máu Ngài làm lương thực nuôi linh hồn tín hữu. Ngài là Con Chiên Vượt Qua mới đã dùng máu mình để giải phóng nhân loại.

B.…Nẩy Mầm.

1.Có khi nào bạn đạt những câu hỏi « Tại sao ? » về những việc Chúa Giêsu đã làm trong đêm cuối cùng Ngài ở với các tông đồ trước khi ra đi chịu chết không ?
-Tại sao ăn một bữa tiệc ? Dễ hiểu thôi. Người ta cũng thường « nhậu » với nhau một bữa để chia tay.
-Nhưng tại sao Chúa Giêsu nói bánh là thịt Ngài và rượu là máu Ngài ? Rồi còn bảo các môn đệ ăn và uống nữa ? Câu này thật khó trả lời. Phải chăng vì buồn quá, hay – nói hơi xúc phạm – vì đã uống quá nhiều nên Ngài nói chơi vậy thôi ? Không, văn mạch của đoạn Tin Mừng này cho thấy Chúa Giêsu nói rất nghiêm trang. Thực ra, khi sắp chia ly nhau, người ta muốn tặng cho nhau những món quà kỷ niệm. Món quà quý chừng nào thì thể hiện tấm lòng yêu thương chừng ấy. Chúa Giêsu tặng lại cho loài người chính thân thể và mạng sống cuả Ngài.

2.Khi tôi yêu quý ai thì tôi rất trân trọng những món quà mà người ấy tặng cho tôi. Ngược lại nếu người ấy thấy tôi chẳng thiết tha gì tới món quà kỷ niệm ấy thì người đó chắc buồn lắm.

3.Công giáo và Tin Lành còn bất đồng ý kiến với nhau về tính chất sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bánh rượu. Tranh cãi với nhau về điều ấy có thể khiến người ta quên đi điểm quan trọng hơn của Bí Tích Thánh Thể, là : sở dĩ Chúa Giêsu muốn ở trong bánh rượu là để cho chúng ta sống với Ngài và sống nhờ Ngài.

4.Đã bao nhiêu lần tôi tham dự Thánh lễ, và cũng biết bao lần tôi đã lãnh nhận lương thực hằng sống. Giêsu đến và ở trong tôi. Mình Máu Ngài nuôi dưỡng đời sống tâm linh của tôi. Tôi đã không ý thức được như thế. Tôi đã đón nhận Ngài như một thói quen, chứ không như một nhu cầu thiết yếu cho đời sống của tôi. Sự vô cảm ấy ngăn cản tôi sống trong Ngài và Ngài sống trong tôi .
Lạy Chúa, được rước Chúa vào lòng đó là một diễm phúc. Xin cho con luôn biết kết hợp với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, để hình ảnh Chúa luôn toả sáng nơi con.

Jun 4, 2009

Lễ Chúa Ba Ngôi – B (Mt 28,16-20)

Lễ Chúa Ba Ngôi – B
Mt 28,16-20


Tin Mừng :
(16) Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. (18) Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, (20) dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế".

A.Hạt Giống...

Đây là phần cuối của quyển Tin Mừng Matthêu. Đức Giêsu phục sinh hẹn các tông đồ đến một ngọn núi miền Galimê. Ở đó, Ngài tuyên bố rằng Ngài được trao toàn quyền trên trời dưới đất, rối Ngài sai các ông đi khắp nơi loan Tin Mừng cho muôn dân, rửa tội cho họ « Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Ngài cũng hứa sẽ ở với các ông mọi ngày cho đến tận thế.

B.…Nẩy Mầm.

1.Vế Chúa Ba Ngôi, các quyển Tin Mừng không cho ta biết gì nhiều hơn đoạn này : Thiên Chúa có ba ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Nhưng nhờ suy gẫm, Thánh Gioan đã chia sẻ cho ta biết thêm một điều rất cơ bản : « Thiên Chúa là Tình Yêu , ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy ». (1Ga 4,16)

Nều có ai nói với tôi : « Xin hãy cho tôi biết Thiên Chúa là thế nào ? » tôi sẽ bảo người đó : « Hãy yêu thương an hem nhiều hơn, Tình yêu sẽ nói cho bạn biết Thiên Chúa là thế nào » (André Sève).

2.« Thiên Chúa là Tình Yêu ». Bản chất của Ngài là tình yêu. Bởi thế ai yêu thương thì co &thể biết Thiên Chúa, có thể sống trong Nước Thiên Chúa, và hưởng được hạnh phúc của Thiên Chúa. Càng yêu thương thì càng giống Thiên Chúa ; ngược lại càng ít yêu thương thì càng khác với Thiên Chúa.

3.Thiên Chúa yêu thương tôi vì Ngài là Tình Yêu chứ không phải vì tôi dễ yêu. Chính Ngài mới làm cho tôi thành dễ yêu bằng cách ban cho tôi những phương tiện để càng ngày tôi càng có khả năng yêu thương nhiều hơn.

4. Năm 1597, lệnh bắt đạo trên đất Nhật thật gắt gao. Chỉ trong một tuần lễ, mọi cơ sở Công giáo đều bị triệt hạ, giáo sĩ bị bắt gần hết, giáo dân bị phân tán và khủng bố tàn tạ

Tại vùng Odawara, Kamakura, người bắt được 2 linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa cùng nhiều ảnh tượng giải về Tokyo. Quan đại thần Tsukamoto nhặt trong đống ảnh tượng một mẫu ảnh thật kỳ cục : người gì mà đểtrái tim ra ngoài !

Tsukamoto là một nhà nho uyên bác có óc thực tế, thích tìm hiểu. Ông cầm mẫu ảnh trái tim coi qua rồi vứt vào sọt rác, nhưng đến tối, ông nhớ lại và nghĩ bức ảnh kỳ lạ kia hẳn có một ý nghĩa nào đó. Ông lượm lại bức ảnh để trên bàn và suy nghĩ. Trời đã về khuya mà quan vẫn ngồi bất động một mình với bức ảnh trước mặt. Mãi đến gần 1 giờ sáng, vị đại thần mới thở ra nhẹ nhàng khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ : « đối ngoại hữu kỳ tâm - đối nội vô tâm giả ».

Từ đó Tsukamoto đặt bức ảnh trái tim trên bàn làm việc một cách kính cẩn. Một hôm có ông bạn tên Osaki đến chơi, thấy vậy hỏi :

-Thế nào, bạn lại thích ảnh tượng của bọn tà đạo rồi sao ?

-Đứng về mặt chính trị của triều đinh thì tôi không dám phản kháng. Nhưng về mặt văn hoá và nhânn đạo thì tôi rất thích bức ảnh này. Phải chăng bức ảnh này đã nói lên chương trình và hành động cùng lối xử thế tổng quát của Kitô Giáo. Để ông bạn coi : đối với thiên hạ, tha nhân bên ngoài thì « Hữu tâm », còn với bản thân mình thì « vô tâm ». Cho nên họ mới vẽ trái tim để ra ngoài… nghĩa là phải đem hết trái tim của mình mà phục vụ xã hội, giúp ích cho đời : còn về phần mình thì hy sinh xả kỷ, đừng bao giờ lo cho riêng mình, p^hải diệt cái ngã vị kỷ. Đem hết trái tim ra giúp đời, giúp người. Nội bức ảnh này tôi thấy đầy đủ hơn cả cái học Từ Bi của Phật, khoan dung hơn cái Nhân Thứ của Khổng, cao siêu hơn cái học Dũng Thuật của Thần Đạo Nhật Bản vậy. Một tôn giáo dạy phụng sự nhân loại, yêu thương mọi người, còn bản thân mình thì không màng tới, không quan tâm đến tư lợi, thì quả là ngay chính của thiên hạ vậy. Osaki cảm phục sự diễn đạt của bạn. Không ngờ Đạo Công Giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu như vậy. Từ đó hai ông trở nên những người bạn chí thân và đã âm thầm nhận phép rửa tội, đồng thời vận động trều đình thả hai linh mục…

 
Graphic and Design by nldesign | Premium Blogger Themes