Search Our Blog

Mar 30, 2011

Lời Chúa ngày 30/03

CÙNG ĐÍCH CỦA LỀ LUẬT

Trích dẫn: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.” (Mt 5,17)
Suy niệm: Dù sống ở đâu, con người cũng phải tuân thủ một số lề luật thành văn và bất thành văn. Nếu sống vô kỷ luật trong chốc lát, ta có thể gây ra lắm điều phiền phức hoặc để lại những hậu quả nghiêm trọng. Rõ ràng luật lệ thì cần thiết! Tuy nhiên, người ta không lập luật hay giữ luật vì luật, nhưng vì lợi ích mà luật muốn nhắm đến. Đức Giê-su đến trần gian không nhằm hủy bỏ lề luật, nhưng kiện toàn nó. Lề luật Người muốn kiện toàn không chỉ để duy trì trật tự xã hội, nhưng để giúp con người sống cho trọn tình con thảo với Thiên Chúa. Người mời gọi con người giữ luật trong tình yêu và trong tự do của người con cái Thiên Chúa.

Mời Bạn: Hiểu và sống đúng tinh thần của lề luật: không giữ luật một cách máy móc, cứng nhắc, cũng chẳng du di một cách tùy tiện và nhất là không làm nhẹ đi “Luật của Tin Mừng” vì nghĩ rằng làm vậy, người ta sẽ dễ tin theo. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa là vì chúng ta tuân giữ các điều răn của Người (x. 1Ga 2,3), và chúng ta giữ các điều răn của Người là để chúng ta ở trong tình yêu của Người.

Chia sẻ: Bạn sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi: “Tại sao đạo Công giáo có quá nhiều luật lệ như vậy?”

Sống Lời Chúa: Hãy khắc cốt ghi tâm lời của Thánh Gioan: “Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 3,24).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết yêu luật Chúa truyền và tuân giữ điều Chúa muốn, để yêu thương anh chị em như Chúa đã yêu thương con.

0 nhận xét:

Post a Comment

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!

♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...

♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment asTên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Graphic and Design by nldesign | Premium Blogger Themes