10 Bí quyết để giữ tâm bình an.
1. Giảm thời lượng đọc sách báo, xem ti vi.
2. Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và người tiêu cực.
3. Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ. Học cách quên lãng và biết tha thứ.
4. Đừng ganh tị với người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta có tự trọng thấp, và tự xem mình thấp hơn người khác.Điều nầy một lần nữa làm cho thiếu vắng sự an bình nội tại.
5. Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi.Điều nầy tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và lo lắng.
6. Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng,điều ấy thật tốt, nhưng điều nầy không phải luôn luôn có thể thực hiện chúng, phải học gói ghém những thứ như vậy và chấp nhận chúng một cách thân ái…
7. Hãy học kiên nhẫn hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và sự việc.
8. Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân, một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dững dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng, hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần nầy rồi lần nữa trong biểu hiện vô tư. Hãy giữ sự cố gắng.
9. Hãy để dĩ vãng trôi vào quên lãng. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui và tự đắm mình trong chúng.
10. Thực hành một số bài thực hành tập trung. Điều nầy giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư hòa bình của chúng ta. Hãy thực hành Thiền quán. Ngay cả một vài phút trong một ngày sẽ làm nên sự thay đổi trong đời sống của chúng ta.
SƯU TẦM
0 nhận xét:
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.