Chúa Nhật 3 Phục Sinh – B
Lc 24,35-48
Ðức Giêsu hiện ra với các Tông Ðồ
Tin Mừng
(36) Các ông còn đang nói, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em!" (37) Các ông kính hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. (38) Nhưng Người nói: "Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? (39) Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" (40) Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. (41) Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không?" (42) Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. (43) Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
(44) Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm". (45) Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, (47) và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân của những điều này.
A.Hạt Giống…
Mục đích cuộc hiện ra lần này là giúp các môn đệ biết rằng Chúa Giêsu phục sinh vẫn hiện diện nhưng một cách khác trước. Sự hiện diện này có 3 đặc tính sau đây :
-Tuy vô hình nhưng vẫn luôn ở bên cạnh.
-Xem ra giống như « ma » : có lúc ta thấy, có lúc không thấy.
-Nhưng không phải ma . Bởi đó các môn đệ « đừng sợ », trái lại hãy « bình an ».
B.…Nẩy Mầm.
1.Chúa Giêsu không phải là nhân vật của quá khứ. Ngài đang sống ngay sát bên cạnh ta tuy giác quan ta không cảm thấy Ngài. Có lẽ từ trước tới nay, tôi chỉ tin điều này một cách « lý thuyết ». Nếu tôi thực sự tin và sống với Đấng Phục Sinh đang ở bên cạnh tôi thì cuộc đời tôi sẽ khác, và hiệu quả những hành động của tôi cũng sẽ khác rất nhiều.
2.Nhiều người coi Chúa là ma và sợ Chúa như sợ ma. Chúa không muốn vậy : Ngài muốn ta coi Ngài là một người sống, và hãy yêu thương phó thác vào Ngài.
3.Chúa nói vói họ : « Sao anh em lại hoảng hốt ? Sao còn ngờ vực trong lòng ? »
Ở đời ai cũng sợ điều gì đó. Hãy nói thật cho tôi biết bạn sợ cái gì nhất ? Còn tôi, tôi sợ cuộc sống nhất, tôi sợ tất cả những gì thuộc về cuộc sống này.
Bạn thử nghĩ xem, làm sao tôi tránh được lo sợ khi quanh tôi giá trị con người được tính bằng nhan sắc, tiền bạc, gia thế. Còn lẽ phải, sự công bằng lúc nào cũng thuộc về tay kẻ mạnh. Còn tình yêu ư ? Tất cả chỉ là trò bịp bợm, nếu không nói là giải trí bản năng. Vì sự sinh tồn, vì hưởng thụ, vì lòng tham, vì ích kỷ..con người lao vào cấu xé lẫn nhau, làm khổ nhau.
Tôi sợ mình không đủ dũng cảm để đấu tranh dành lấy công bằng. Tôi sợ mình không đủ cao thượng để hy sinh nhường đường cho kẻ khác. Tôi sợ một ngày nào đó vì sự sinh tồn tôi phải bán tất cả để tìm lấy cho mình một chỗ đứng, khi đó tôi không còn là tôi nữa… Nỗi sợ hãi làm tôi không tin vào bất cứ điều gì, tôi không tin vào tình người : tôi không tin người tốt sẽ được sống hạnh phúc.
Tôi không hiểu sống để làm gì, hiện tại tương lai đầy ấp nỗi sợ hãi. Tôi muốn thoát khỏi sự sợ hãi, tôi muốn được bình an.. và trong hoảng loạn, tôi đã nghĩ đến cái chết… tôi quên mất mình đang sống mùa phục Sinh, Phục Sinh của Đức Kitô.
Lạy Chúa, xin cho con thoát khỏi sự sợ hãi, bết can đảm vưọt qua mọi th ửthách để được lớn lên, trưởng thành trong vòng tay của Ngài.
Posted in: Lời Chúa - Suy Niệm
Email This
BlogThis!
Share to Facebook
0 nhận xét:
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.