Quy luật ấm chén
Hai thầy trò đang ngồi đọc sách trước hiên, người học trò ra điều nghĩ ngợi, rời mắt khỏi trang sách và hỏi thầy:
“Thưa thầy, làm thế nào để khiến người khác nghe mình ạ?”
Người thầy đưa mắt nhìn học trò và nói:
“Con vào nhà pha cho thầy ấm trà.”
Rất nhanh chóng người học trò mang đến trước mặt thầy một ấm trà và vài cái chén nhỏ. Thầy chậm rã rót nước vào chén và nói với học trò:
“Con hãy hình dung ấm trà này là người nói, muốn rót được nước-muốn đưa thông điệp đến với người nghe con cần làm gì?”
Người học trò nhanh nhẹn đỡ lấy ấm trà, nhấc một chiếc chén lên, từ từ rót nước vào và nói:
“Thưa thầy, ấm và chén phải tiếp xúc với nhau, cái ấm phải nghiêng đi thì nước mới vào trong chén được ạ!”
Thế đấy, nếu là người nói con phải biết cách tiếp cận, tìm điểm chung với người nghe, biết chắt lọc thông tin trước khi truyền đạt cho người nghe và biết “nghiêng mình”. Còn nếu con là người nghe, hãy là người nghe tuyệt vời nhất bằng cách tự nâng cao giá trị bản thân, đeo bám và cũng phải biết nghiêng mình để đón nhận thông tin. Và con nên nhớ, hãy là chiếc cốc rỗng đừng áp đặt, đừng chì trích phê phán khi con thực sự muốn lắng nghe.
Sưu tầm
1 nhận xét:
Hay quá
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.