“Hành động” và “ý định”
Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều...
Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dày lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giày lẫn vớ.
Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.
Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.
Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ "Chào buổi sáng" hay "Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?". Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào. Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình... cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giày. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giày và một đôi vớ.
Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa nó cho một người lớn kèm lời chú thích: "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả".
Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giày và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.
Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi.
6 nhận xét:
Mình thích nhất câu "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả" đúng thế, có những điều nên làm mà ko nên nói có những việc chỉ cần nói mà ko cần làm, tuy nhiên một việc làm dù nhỏ vẫn được đánh giá cao hơn lời nói suông.
Tôi dồng ý với bạn .trong cuộc sống người khác nhìn bạn vào những việc bạn làm chứ ko tin những lời bạn nói....
Nói dc thì làm dc, chứ đùng có nói mà ko làm thì chỉ làm cho người khác khi dễ mình thôi...maria..
Đọc xong mình nhớ đến câu chuyện vui "người Mỹ nói được là làm được, người Nhật không nói mà làm, còn người Việt Nam nói một đàng làm một nẻo". Lời nói nên đi kèm với hành động chứ đừng có nói mà không làm. Làm người có 2 chữ theo bạn suốt cuộc đời là chữ Tín và chữ Danh. Các bạn hãy nhớ giữ lấy đừng đánh mất vì sẽ không lấy lại được đâu.
Mình thấy blog đang có dấu hiệu sống lại rùi....
Các bạn hãy nhiệt tình hơn nữa nha...[nl]
Thì có tốt hơn nhiều so với lúc trước thật nhưng chưa dc nhiều người chia sẽ lắm chỉ có mấy người nói hoài cũng hơi chán 1 tí ,uh mà sao chúng ta ko thông báo blog này cho giới trẻ mới vào nhỉ ...MARIA..
đúng thế, càng nhiều người chia sẻ và đóng góp ý kiến cũng như đưa ra nhiều nhận xét khác nhau thì chúng ta sẽ trao đổi và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn... mong rằng blog càng ngày càng có thêm nhiều bạn thành viên mới...
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.