Một nụ hôn, một cái ôm.
Tôi vừa trở về từ viện dưỡng lão, nơi mẹ tôi đang ở. Những người ở đây hầu hết đều mắc chứng Alzheimer's – một dạng của bệnh đãng trí. Cứ mỗi lần đến thăm mẹ, tôi luôn cảm nhận được cái đẹp tâm hồn của họ. Hôm qua, tôi gặp một cụ bà tên Betty …
Bà Betty giành hầu hết thời gian của mình cho trò chơi ghép hình. Buổi tối, mỗi cụ tự chọn một góc phòng để chơi ghép hình. Khi bà Betty không chơi ghép hình, bà thường hỏi nhân viên trực, những người ở gần bà, hay bất cứ người nào mà bà thấy một vài thứ để ăn, uống. Nhiều lần, bà đòi ăn ngay sau khi vừa rời khỏi phòng ăn. Tôi nghĩ có vài lý do khiến bà Betty cứ ăn mãi. Có lẽ bà thường ăn nhanh (chia thành nhiều lần ăn) và thói quen xấu đó kéo dài đến bây giờ, hoặc cũng có thể lúc ở nhà, bà ta thường ăn trong khi chơi ghép hình. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, bà Betty cũng bị coi là người đòi ăn liên tục ngoại trừ giờ bà ngủ. Những lúc bị bà hỏi, tôi cố dẫn bà ấy lại những nhân viên phục vụ, vì họ biết bà đã ăn hay chưa.
Khi tôi kéo hành lý ra cửa và chuẩn bị tới sân bay thì bà Betty lại gần tôi. Như mọi lần, với thái độ nhẹ nhàng, đứng đối mặt tôi, cái nhìn đầy hy vọng của một đứa trẻ khi đang chờ đợi một món quà. Tôi nghĩ thế nào bà ấy cũng hỏi vài thứ để ăn hoặc uống, và tôi tự hỏi sẽ phải nói gì để từ chối bà đây. Nhưng thật bất ngờ, bà xin tôi một thứ mà tôi có thể cho bà được. Lúc đó, bà Betty nói : “Cô có thể ôm, hôn tôi được không?”.
Tôi đã cảm thấy ngại về việc này vì cả tuần nay tôi bị viêm họng, nhưng bà ấy đã đứng rất gần tôi. Tôi nghĩ nếu bà ấy hôn lên má tôi, bà có thể bị lây bệnh. Vậy là tôi ôm bà rất chặt, nồng nàn chan chứa bằng tất cả tình cảm của tôi. Bà bất ngờ đặt một nụ hôn thật lâu lên má.
Tôi cười, cảm thấy rất hạnh phúc vì đã cho bà Betty thứ bà cần. Một cảm giác ấm áp hiện về, bà hỏi tôi, “tôi có thể hôn lên má còn lại được không?”. Tôi cười khúc khích và nói “dĩ nhiên”. Sau đó, bà trở về bàn tiếp tục trò ghép hình của mình
Tôi đã rất xúc động về những gì bà cần: bà cần một cái ôm ấm áp, một nụ hôn dịu dàng, một cảm giác khi da tôi chạm vào da bà. Tôi nghĩ có lẽ bà cảm thấy cô đơn. Ý nghĩ đó làm tôi thoáng buồn nhưng tôi thấy bà đã rất vui.
Hầu như tất cả chúng ta đều được nghe về sự quan trọng của cái “chạm” đối với sức khỏe, cuộc sống của con người. Có lẽ bạn từng nghe câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi trong trại trẻ. Ở đó, họ không thường quan tâm cũng như ẵm, bồng những đứa bé. Vì vậy bọn trẻ không phát triển tốt về thể chất , cảm xúc, và tinh thần. Đôi khi, chúng ta để động vật thay chúng ta xóa đi cảm giác cô đơn của những người già. Chúng làm cho người già bớt cô đơn bằng những hành động âu yếm, chạm mình của chúng.
“Chạm” rất quan trọng đối với thể chất, tinh thần, cảm xúc và cảm giác hạnh phúc. Bà Betty đã chạm vào tâm hồn tôi, nhưng bằng cách nào thì tôi không thể diễn tả được.
Nếu bạn là doanh nhânh, tôi khuyên bạn đừng bàn chuyện với với đối tác qua điện thoại. Hãy gặp mặt đối tác của mình và tạo ra những cái chạm đơn giản. Ví dụ như 1 cái vỗ vai, khoác vai, bắt tay. Nếu bạn đang theo đuổi một người, hãy tìm cách tạo ra những cái chạm vô tình, nó sẽ làm cho đối phương cảm thấy thân thiết với bạn. Nếu bạn đã có người yêu, đừng nên chỉ yêu nhau qua lời nói, ánh mắt. Một cái chạm ấy có sức mạnh diệu kì, mang hai người lại gần nhau hơn. Đó là cảm giác bạn cảm thấy an toàn, ấm áp và được yêu. Loại cảm giác ấy làm mở cửa trái tim bạn, để bạn cho và nhận. Giúp bạn quên đi những chuyện buồn đã qua, người làm bạn tổn thương. Những lời nói sẽ trở nên không cần thiết. Vậy đừng chần chừ cho một nụ hôn, một cái ôm bạn nhé
3 nhận xét:
Bài này thật là có ý nghĩa .Cho mình hỏi ai đăng bài này được ko? mình muốn làm wen với bạn...
cám ơn bạn. bạn muốn làm quen với mình àh. bạn cho mình đc yh nha. chúng ta sẽ nói chuyện và làm quen...hì hì
Đôi khi tành cảm nảy sinh từ những câu chuyện như vậy đấy...hi..hi....hãy đến gặp gỡ và làm quen với chúng tôi....
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.