Search Our Blog
Sep 16, 2009
Bên ly cà phê, cuộc sống nói gi ...
Wednesday, September 16, 2009
sweet candy
3 comments
Bên ly cà phê, cuộc sống nói chi ...
Đừng nên hâm nóng lại cà phê. Bởi nếu hâm lại, cà phê sẽ mất hết mùi vị và đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.
Có một số nguyên tắc cơ bản về việc uống cà phê.
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại cà phê cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luông trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán, khó chịu thậm chí gây ra sự đớn đau cho chính họ. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn...
Hãy bảo đảm cà phê bạn uống luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi cà phê chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm cà phê đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời...
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết hãy sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn. Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly cà phê và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi.
Hãy rang cà phê đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn cà phê sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô cà phê sẽ chỉ là nước loãng...
Nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc ta biết cân nhắc và trân trọng với những gì đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt, tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
Đừng cố sử dụng lại bã cà phê, vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.
Nên dứt khoát trong tình cảm. Đừng cố gắng vớt vát những thứ không còn thuộc về mình. Việc không sử dụng lại bã cà phê cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến điều gì khi mà ta đứng núi này, trông núi nọ. Tập trung và trân trọng những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị cà phê thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng hạnh phúc cho bản thân.
Để có được một ly cà phê ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể thiếu sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly cà phê cuộc sống đã nói lên rất nhiều.
Từ từ uống, từ từ thưởng thức và từ từ tìm hiểu một triết lý cà phê.
3 nhận xét:
Cuộc sống đầy những bất ổn và bão giông ... nhưng vẫn còn lại những chân thành, những tấm lòng để sẻ chia, những cái nắm tay ấm áp, bờ vai tin cậy ... để ta thấy giông bão rồi sẽ qua đi, bình yên sẽ tới và ta lại mỉm cười với cuộc sống để thấy cuộc sống thật đáng yêu!
Đúng thế! phải thay đổi thôi!!!!!!!!!
em nghĩ nếu muốn thay đổi 1 quá khứ đau buồn thi cũng pải có 1 thời gian, nhưng time dài hay ngắn là tùy thuộc vào người muốn quên quá khứ...
Như khi pha 1 tách cafe mới thì cảm thấy rất ngon ,nhưng nó sẽ nhạt dần với nước thứ 2-3 nó sẽ ko còn ngon như lúc đầu nữa ...
Vì vậy tình yêu đầu lúc nào cũng đẹp và trong sáng nhưng mối tình đầu lúc nào cũng dang dỡ ,thật là tiếc,...
MA chỉ thích nước cafe thứ 2 thôi vì nó ko đắng lắm làm ng ta pải thao thức suốt đêm ...
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.