Nói đến mẹ Việt Nam, ta hình dung được nét dịu hiền, bao dung và đầy ngọt ngào. Vì lẽ ấy mà các văn nhân, thi, nhạc sĩ đã không tiếc lời ca ngợi. Nhưng phải nói rằng vì tình mẹ bao la quá, “nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Ðông.” Nên không một bút mực nào có thể diễn tả cho thấu, cho hết được tình mẹ yêu thương.
Với tôi, mẹ là một hình ảnh cao trọng, vượt lên trên mọi hình ảnh thân thương khác. Tấm lòng và công lao của mẹ không thể có một hình ảnh nào để so sánh cho xứng được. Vì núi Thái Sơn tuy cao nhưng vẫn có thể đo đếm được, nước trong nguồn tuy vô tận nhưng ta vẫn tính được lưu lượng, biển tuy sâu rộng mênh mông nhưng vẫn có bến bờ, và loài người đã thám hiểm tận đáy đại dương. Vâng, “sông sâu còn có kẻ dò” duy chỉ có tấm lòng yêu thương con của mẹ là không ai có thể xác định được, nhất là người mẹ Việt Nam. Vì nó bao la vô tận, bất biến ở mọi hoàn cảnh, bất chấp mọi thời gian và không gian.
Thi sĩ Hồ Dzếnh trong bài thơ "Cảm Xúc ca ngợi đức hi sinh của người phụ nữ Việt" đã viết:
Với tôi, mẹ là một hình ảnh cao trọng, vượt lên trên mọi hình ảnh thân thương khác. Tấm lòng và công lao của mẹ không thể có một hình ảnh nào để so sánh cho xứng được. Vì núi Thái Sơn tuy cao nhưng vẫn có thể đo đếm được, nước trong nguồn tuy vô tận nhưng ta vẫn tính được lưu lượng, biển tuy sâu rộng mênh mông nhưng vẫn có bến bờ, và loài người đã thám hiểm tận đáy đại dương. Vâng, “sông sâu còn có kẻ dò” duy chỉ có tấm lòng yêu thương con của mẹ là không ai có thể xác định được, nhất là người mẹ Việt Nam. Vì nó bao la vô tận, bất biến ở mọi hoàn cảnh, bất chấp mọi thời gian và không gian.
Thi sĩ Hồ Dzếnh trong bài thơ "Cảm Xúc ca ngợi đức hi sinh của người phụ nữ Việt" đã viết:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hi sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam vui
Khi con khôn lớn sắp bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, mẹ vẫn ở bên cạnh để dạy dỗ và dẫn dắt con đi trong đường ngay lẽ phải. Nhưng nếu không may, đứa con nào vấp ngã, bất hạnh trên đường đời, mẹ lại dang rộng vòng tay tha thứ và ôm ấp con với tất cả sự trìu mến của mình. Nụ cười của mẹ là thành công của con, và niềm vui của mẹ cũng được nuôi dưỡng bằng hạnh phúc của con. Cực khổ hi sinh cho chồng con, cô đơn, vất vả, cực nhọc mẹ chịu một mình. Mẹ là người chăm lo, dìu dắt con cái, dù cuộc đời có bằng phẳng như cầu ván hay gập ghềnh như cầu tre. Nếu chữ hi sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam vui
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời
Trong cảnh chiến tranh người mẹ lại phải thay chồng gánh vác việc nhà, nuôi mẹ dạy con để chồng an tâm ra đi theo tiếng gọi quê hương và lập công danh với đời.Anh đi em ở lại nhà,
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ,
Lầm than bao quản nắng mưa,
Anh đi anh liệu chen đua với đời.
Gặp cảnh nghèo khổ, người mẹ xưa quên cả thân mình, thức khuya, dậy sớm, xuôi ngược tảo tần để nuôi chồng con.Hai vai gánh vác mẹ già con thơ,
Lầm than bao quản nắng mưa,
Anh đi anh liệu chen đua với đời.
Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Thật, không sao kể hết được những gian truân của mẹ, mỗi bước đi lên của con là hơi thở và sức vóc của mẹ yếu dần, nhưng tình thương của mẹ dành cho các con vẫn mãi tăng lên theo với thời gian. “Mẹ nuôi con không quản tháng ngày.” Những bon chen của cuộc sống, giông bão của kiếp người mẹ đều tham dự, sức chịu đựng, kiên gan bền bỉ của mẹ không gì có thể so sánh được. Tình mẹ không bao giờ biến đổi và không bao giờ chấm dứt. Mẹ chỉ cho mà không bao giờ nhận, bởi vậy cuộc đời của mẹ chỉ là một chuỗi hy sinh. Thế nên tiểu thuyết gia Pháp René Bazin bảo: “Ở đâu tôi gặp một gia đình hạnh phúc, ở đó tôi thấy một hình ảnh bà mẹ biết quên mình.” Hình ảnh người mẹ Việt Nam trong câu:Nuôi đủ năm con với một chồng.
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Thoáng nghe qua ta chẳng nhìn biết giá trị là bao, nhưng thật ra chính những đặc sản đơn sơ của quê hương đó rất gần gũi và thân thiết với người Việt chúng ta. Chất liệu ngọt ngào, thơm dịu đó đã dung chứa những nét đẹp tuyệt vời bất tử, và tình mẹ chính là chất liệu ngọt ngào ấy đã nuôi con khôn lớn nên người.Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Những người mẹ Việt Nam ơi, quý vị có biết là Chúa khen thưởng sự hi sinh lớn lao của mình không? Còn quý vị là những người con, hãy biết mẹ đã cho rất nhiều nhưng không đòi hỏi các con phải đền đáp công ơn lại. Nên bổn phận làm con trong gia đình là phải tỏ ra hiếu thảo, lễ phép, vâng lời. Ngoài xã hội con cố gắng thành công trên đường đời, trở thành một người có ích cho xã hội chính là con đã đền đáp được một phần nào công lao của mẹ.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Thầy Tử Lộ ngày xưa lúc còn hàn vi, nhà nghèo phải đội gạo về nuôi song thân dù đường xa hàng trăm dặm. Sau này, khi được làm quan nước Sở, xe ngựa hàng trăm, lương bổng hàng vạn, ăn những miếng ngon, mặc những của tốt, thì cha mẹ đã mất. Mỗi khi nhớ đến song thân, lại muốn đội gạo để nuôi người như trước, thì không sao được nữa.
Vì thế lòng hiếu thảo, sự kính yêu cần phải được bày tỏ ngay trong hiện tại, lúc còn có cơ hội, có điều kiện. Dù bận rộn, xa xôi cách mấy cũng phải nhớ quan tâm, thăm hỏi để cho mẹ vui, mẹ thấy được tình con đối với mẹ mà lòng được ấm êm!
0 nhận xét:
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.