Lắng nghe mùa đông
Hóa ra, cái lạnh lẽo của mùa đông lại khiến con người hay “lắng nghe” những cảm xúc, những hồi ức bé thơ. Cho dù đó chỉ là những hình ảnh vu vơ, thoáng qua, hay là nhịp sống lặp đi lặp lại ngày ngày quen thuộc như hơi thở. Cho dù đó chỉ là một cây bàng già cỗi, nhưng những kỷ niệm lại tươi non như tâm hồn người viết. Mùa đông khiến con người ấm nóng con tim, hay chính con tim làm mùa đông ấm nóng hơn?
Lắng nghe mùa đông I
| ||
Cánh đồng bạc đầu rạ ngắn...Ảnh: Kỳ Duyên |
Tôi có cảm giác rằng càng ngày mùa đông càng bớt lạnh, tấm áo mặc trong người mỏng dần hơn trong trí nhớ. Những mùa đông đi qua cuộc đời để lại những vết khô môi và biết bao nhiêu điều chưa nói. Chợt mùa đông này thương nhớ rưng rưng…
Nhớ biết bao thuở lên chín, lên mười theo mẹ cắm cây lúa xuống đồng cả ngày lúa vẫn không đứng thẳng,
Mùa đông này thanh thản hơn những mùa đông xưa. Không phải vì sự vô tâm, mà con người khổ mãi thì cũng đến lúc phải nghỉ ngơi cho lại sức, để lại chạy dài cho những cuộc đua. Nhớ những mùa đông năm xưa khi cơn gió u u thổi vào căn nhà rỗng rễnh, cuốn chăn thế nào cũng không làm mình có cảm giác ấm hơn. Thấy mẹ ủ cho hai chị em bằng đôi bàn chân gày gò, nứt nẻ. Vẫn nhớ mình đã khóc, để sau này nước mắt còn ướt cả cơn mơ. Không thấy ghét mùa đông như trước nữa, đi xa rồi lại nhắc mãi những mùa đông…
Mẹ sẽ dạy sớm hơn khi tất cả xung quanh là sương mù vây phủ. Mẹ xuống căn bếp tuềnh toàng mở khoá. Bao nhiêu năm trời mẹ đã tự đánh lừa mình bằng cảm giác an toàn mẹ tự tạo ra, căn bếp bức vách đổ liêu xiêu bốn phía nhưng trước khi đi ngủ mẹ không bao giờ quên khoá. Mẹ châm lên bếp lửa cái ấm nóng của sụt sùi mưa nắng. Bếp lửa mùa đông có vị cay nồng, thứ mùi vị chỉ có của quê hương, của tình thương yêu ấm áp.
Để mùa đông nào tôi cũng tìm về theo mùi ngô nếp bố nướng thơm hương, khoai chín cháy vỏ ngoài, sắn bở đúng độ ngon. Về để gội mình trong hơi ấm tuổi thơ, bố đã bao năm đào gốc đốt lấy than để xuống gậm giường cho các con ngon giấc. Những mùa đông lạnh tái đến từng sợi sắn ruôi của mẹ phơi mấp mô sương sớm. Thế mà bố mẹ vẫn gồng mình mang hơi ấm đến cho chúng tôi. Những mùa đông đẹp nhất cuộc đời đã không ra đi lặng lẽ, như đang ở rất xa mà lại rất gần…
Mẹ dạy con gái phải biết đan len để giữ ấm, trước hết là giữ ấm cho mình, rồi đến người thân. Thế là đã giữ ấm cho cả một mùa đông dài đằng đẵng. Lớn lên mới biết những sợi len nhỏ bé đan vào nhau gửi gắm bao thông điệp, ấy thế mà tôi vẫn chưa biết đan len. Chỉ kỷ niệm đan vào nhau thành chiếc khăn kí ức, quấn quýt hồn tôi. Đôi khi nhận ra thì một lần nữa một mùa đông lại đi qua lúc nào không hay biết.
Đàn vịt đi ăn về...Ảnh: Kỳ Duyên |
Mùa đông này trở về quê hương thấy cái gì cũng gìa cỗi hơn. Cánh đồng bạc đầu rạ ngắn, chiều chiều sương xuống là là, đàn vịt đi ăn về, bắt gặp con cò cô độc giữa ca dao. Cây cối gầy gò dựa vào không gian, trông ảm đạm một mầu khó tả. Cả những ngọn măng vừa lên cao một tí, cũng đã bong vẩy trắng cả góc trời. Chưa bao giờ thấy mình bơ vơ đến thế. Thương mùa đông nhiều hơn, “có phải mùa đông cũng giống như tuổi tác?”. Mùa đông này bố mẹ cũng già hơn…
Lắng nghe, mùa đông nói thật nhiều.
Lắng nghe mùa đông II
Bâygiờ, đâu đó trong cái lạnh đầu đông chỉ còn sót lại những chùm hoa sữa nở muộn, nhưng những dư TIN LIÊN QUAN
Còn nhớ, khi còn là một cô bé con, tôi vẫn cùng chúng bạn ra chơi dưới góc bàng già ngay trước ngõ. Đủ những trò chơi nào là ô ăn quan, nhảy ngựa, nhảy dây, đá cầu…Ở đó, luôn rộn lên tiếng cười giòn tan của lũ trẻ. Cũng chẳng biết cây bàng già có từ bao giờ, chỉ biết khi nó trở thành lãnh địa cho những trò chơi thơ ấu của chúng tôi, thì nó đã sừng sững cao to, trải tán rộng. Thân đen xù xì những mắt là mắt, có cái mắt rộng hoác vừa một cái đầu của thằng nhóc liều lĩnh chui vào.
Tất cả được gọi tên từ quả bàng non - Nguồn ảnh: pbase.com/tamlinh/summer_time |
Mãi bây giờ tôi vẫn không quên cái trò con nít nghịch ngợm đan lá bàng thành mũ quan đội đầu. Chỉ cần bốn lá, dùng tăm ghép hai cái lá thành một vòng tròn vừa đầu, hai lá còn lại ghép từ phía sau chìa sang hai bên, trông cái mũ thật ngộ nghĩnh. Đơn giản là vậy nhưng, khi đã vào trò chơi rồi thì không phải đứa nào cũng được đội cái mũ ấy. Chúng tôi phải oẳn-tù-tì để chọn ra một vị quan. Vì may mắn nên tôi hay thắng trong trò oẳn-tù-tì và thường được làm vị quan oai vệ, có hai lính hầu đứng bên cạnh, dùng lá bàng to và dày nhất để quạt làm cho không khí có phần long trọng.
Phải nói xôi của ngoại ngon tuyệt, vừa mang hương vị ngọt thơm của nếp lại dậy lên mùi hăng hăng của lá bàng. Cái hương thơm lạ ấy đã tạo nên đặc trưng cho xôi lá bàng của ngoại. Bỗng thấy da diết nhớ quê hương, nhớ bóng lưng còng áo nâu của ngoại, nhớ nắm xôi lá bàng ấm áp dẻo thơm. Nhớ lắm, như cái cảm giác người ta nhớ cốm lá sen khi xa Hà thành vậy. |
Bàng chín thoảng chút hương thơm, ngay trong cái không gian chứa đựng mùi hương ấy cũng có thể cảm nhận được một vị ngọt dịu. Khi ấy trái bàng không còn vị chát nữa, cái cảm giác chua gắt cũng dịu lại nhường cho một thứ vị ngon ngọt đặc biệt. Nếu như khi còn non thì chúng đều có hương vị như nhau, nhưng khi chín thì không phải quả nào cũng ngon. Chỉ những quả to, có màu vàng đậm và cùi dày, có lớp bao hạt đã chuyển thành màu phớt hồng thì mới ngọt. Còn một “đặc sản” nữa từ hạt bàng khô đó là mộng bàng. Mộng bàng chẳng kém gì hạt điều, ăn cái thứ hạt dân dã bùi bùi ấy mới thú làm sao?
Để có được những chùm quả ngon lành đó là cả một quá trình dâng hiến của những bông hoa bàng màu trắng sữa li ti. Khi mới nhú ra khỏi chồi lá, những nhánh nụ dài được kết bằng những hạt kê màu xanh nhỏ xíu như một chuỗi ngọc. Đó là những vương miện - thứ trang sức xinh xắn vẫn xuất hiện trên đầu những cô công chúa nhỏ chúng tôi. Khi nở, từ hạt ngọc xanh bung ra một màu trắng muốt hình ngôi sao, trên cái nền xanh thẫm của lá màu trắng ấy càng trở nên tinh khiết. Chỉ một làn gió nhẹ khẽ rung rinh cành lá, cũng có thể tạo nên một cơn mưa hoa bàng. Từng ngôi sao nhỏ giăng giăng xoay tròn rơi xuống như những bông tuyết, thoáng chốc mặt đất màu nâu như được trải lên một tấm thảm trắng ngà...
Vương miện của thời gian - Nguồn ảnh: forum.ctu.edu.vn |
Chúng tôi dùng những bông tuyết ấy cho trò chơi cổ tích. Một đứa trong nhóm giả làm cô tiên, rồi tất cả
Khi mới nhú ra khỏi chồi lá, những nhánh nụ dài được kết bằng những hạt kê màu xanh nhỏ xíu như một chuỗi ngọc. Đó là những vương miện - thứ trang sức xinh xắn vẫn xuất hiện trên đầu những cô công chúa nhỏ chúng tôi. Khi nở, từ hạt ngọc xanh bung ra một màu trắng muốt hình ngôi sao, trên cái nền xanh thẫm của lá màu trắng ấy càng trở nên tinh khiết. Chỉ một làn gió nhẹ khẽ rung rinh cành lá, cũng có thể tạo nên một cơn mưa hoa bàng. Từng ngôi sao nhỏ giăng giăng xoay tròn rơi xuống như những bông tuyết, thoáng chốc mặt đất màu nâu như được trải lên một tấm thảm trắng ngà... |
Lá bàng tưởng chừng như chỉ tham gia vào những trò chơi của lũ trẻ lại là thứ rất có ích với ngoại tôi. Sớm sớm ngoại vẫn bán xôi dưới gốc bang. Ngoại giao nhiệm vụ cho chúng tôi sau mỗi buổi chơi phải hái lá bàng cho ngoại gói xôi. Ngoại thường dặn dò: “Phải hái những lá bánh tẻ thì khi gói lá mới dai, bền, khó rách. Nếu hái lá già quá thì giòn và rất dễ rách, còn lá non quá cũng không bền và sẽ bị thâm đen khi gặp nóng”.
Chúng tôi háo hức, đứa leo cây hái lá, đứa rửa sạch rồi lau khô. Không cần bảo nhau, tất cả đều mong cho phần việc của mình làm thật nhanh vì công đoạn cuối làm chúng tôi thích thú hơn cả. Những đôi tay nhỏ xíu khéo léo mặc sức sáng tạo cho chiếc lá thành các hình thù ngộ nghĩnh như trong giờ học thủ công. Những chiếc lá gói xôi mang đủ muôn hình vạn trạng, nào là hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, rồi mang cả dáng dấp của những con vật hay những bông hoa…
Phải nói xôi của ngoại ngon tuyệt, vừa mang hương vị ngọt thơm của nếp lại dậy lên mùi hăng hăng của lá bàng. Cái hương thơm lạ ấy đã tạo nên đặc trưng cho xôi lá bàng của ngoại. Bỗng thấy da diết nhớ quê hương, nhớ bóng lưng còng áo nâu của ngoại, nhớ nắm xôi lá bàng ấm áp dẻo thơm. Nhớ lắm, như cái cảm giác người ta nhớ cốm lá sen khi xa Hà thành vậy.
Khi đã là một nữ sinh trung hoc, không còn chơi những trò chơi thuở nhỏ, tôi vẫn thường hay ngồi vắt vẻo, thoải mái trên một cành bang, nghêu ngao một bài hát, đọc những cuốn truyện tranh, có khi mang cả sách vở lên theo để học. Tôi luôn tìm được ở đó một cảm giác yên bình đến lạ lùng.
Lá bàng bắt đầu chuyển màu vào cuối đông. Từ màu lục già, lá ngả dần sang màu vàng, dừng lại vài ngày ở màu đỏ rồi như buông mình, rơi theo những luồng gió xạc xào. Cái thời khắc chuyển mình ấy, cây bàng như một bức họa tuyệt diệu của thiên nhiên với cách phối các gam màu nóng đầy ấn tượng trên nền trời cao hơn và mênh mang hơn của mùa đông lạnh lẽo.
Tôi không thích khoảnh khắc những chiếc lá đỏ chao nghiêng, nhẹ nhàng lìa cành, vì rồi chẳng bao lâu nữa trong cái lạnh hanh hao của mùa đông nó sẽ trở nên một màu đen câm lặng và khô khốc. Có khi tôi chỉ ngồi cả buổi để viết lên những chiếc lá lẻ loi ấy bất kể những gì có trong đầu. Đôi khi vô tình đọc lại những dòng chữ do chính tay mình viết, tôi bật cười vì ở đó ngoài những niềm vui còn có cả những dỗi hờn vu vơ không duyên cớ. Từ đó tôi có thói quen ghi nhật ký theo một cách mới. Cứ mỗi mùa đông đi qua, tôi lại có thêm một quyển nhật ký mà mỗi trang là một chiếc lá.
Lại một mùa đông nữa sẽ qua đi mà tôi không có thêm cho mình những quyển nhật ký đặc biệt ấy kể từ khi xa Hà Nội, xa mùa đông yêu dấu. Khoảng trống ấy, bốn mùa nhật ký ấy tôi sẽ viết lại dù phải góp nhặt những kỷ niệm tận sâu trong trái tim. dù có thể tất cả sẽ trở thành ký ức mơ hồ…
Sưu tầm
1 nhận xét:
Tôi nhớ mùa đông của những ngày xưa cũ...
Nhớ nhiều...
Post a Comment
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Hãy để lại nhận xét để nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ!
♦ Nhận xét sẽ bị chặn vì những lý do sau: không có tên cụ thể, Không gõ dấu tiếng Việt, Nhận xét với mục đích spam, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân, tôn giáo hay quốc gia,...
♦ Nếu không có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.